Một là, có sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân các cấp.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, VKSND nói riêng, cụ thể như: Nghị quyết trung ương 8 khóa VII; Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII; Nghị quyết Trung ương 7 khóa VIII, chỉ thị số 53 - CT/TW ngày 21/03/2000 của Bộ Chính trị về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp trong năm
2000; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Kết luận của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về việc sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của Hiến pháp 1992, trong đó có điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của VKSND; Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; đặc biệt là nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Những quan điểm của Đảng thể hiện trong các văn bản trên đã có tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của các cơ quan tư pháp nói chung, của ngành Kiểm sát nói riêng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp.
Hai là, cơ sở pháp lý cho hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án giết người ngày càng hoàn thiện.
Nhà nước ta đã thể chế hóa quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp nói chung, đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND nói riêng để đáp ứng việc đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp, lĩnh vực tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp, lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự được sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm giết người trong tình hình mới, như: Sửa đổi, bổ sung hiến pháp năm 1992, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân; Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Luật tổ chức VKSND và luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh thẩm phán Tòa án nhân dân năm 2002; Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004... Các cơ quan tư pháp trung ương cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật để thực hiện thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án giết người. Đây là những văn bản tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thực hành quyền cơng tố nói chung và thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người nói riêng.
Ba là, tinh thần, trách nhiệm, nhận thức, năng lực của đội ngũ Kiểm sát viên thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người ngày càng được nâng cao.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp thường xuyên tổ chức quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước giúp cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành nhận thức khá đầy đủ vai trị, vị trí của cơng tác thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người. Bám sát yêu cầu nhiệm vụ của Đảng và nước giao, tinh thần và trách nhiệm của mỗi lãnh đạo, Kiểm sát viên, cán bộ VKSND các cấp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã được nâng lên rõ rệt. Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ, Kiểm sát viên trong toàn ngành. Hàng năm VKSNDTC tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề và tập huấn nghiệp vụ cho VKSND các cấp để nâng cao nhận thức, năng lực nghiệp vụ của cán bộ, Kiểm sát viên trong hoạt động thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người. Đảm bảo cán bộ, Kiểm sát viên có lập trường tư tưởng vững vàng, ý thức chính trị kiên định, ln thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với người cán bộ kiểm sát: "Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn".
Bốn là, có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của VKSND cấp trên đối với VKSND cấp dưới trong hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong hoạt động thực hành quyền cơng tố các vụ án giết người. Duy trì giao ban thường xuyên giữa các cấp kiểm sát để nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị; tình hình vi phạm, tội phạm, việc xử lý thơng tin tội phạm; tiến độ giải quyết các vụ án hình sự, giải quyết kịp thời các vướng mắc nghiệp vụ trong hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người. Hàng năm VKSNDTC, VKSND các tỉnh tiến hành kiểm tra đối
với VKSND cấp huyện, thị xã về hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người, nhằm kịp thời phát hiện và uốn nắn, chấn chỉnh những sai sót (nếu có) đồng thời ra thơng báo rút kinh nghiệm để các đơn vị được kiểm tra cũng như các đơn vị khác rút kinh nghiệm. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị và các thông báo rút kinh nghiệm về giải quyết các vụ án giết người nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ giết người trong toàn ngành Kiểm sát, như: Quy chế công tác thực hành quyền công tố trong giai điều tra các vụ án giết người; Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; Quy chế về thơng tin báo cáo và quản lý công tác trong ngành kiểm sát; Quyết định về việc xây dựng, quản lý sử dụng, bảo quản hồ sơ kiểm sát điều tra vụ án hình sự...
Năm là, có sự phối hợp chặt chẽ giữa VKSND và Cơ quan điều các cấp trong hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết các vụ án giết người từ việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm; việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; việc khởi tố, điều tra đến truy tố bị can ra tòa để xét xử. Mối quan hệ này ln được bổ sung và hồn thiện, bảo đảm việc giải quyết các vụ án giết người được nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật. Những vướng mắc về nhận thức pháp luật được nhanh chóng kết luận trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bên thông qua việc tổ chức các cuộc họp liên ngành. Do vậy bảo đảm tính thống nhất cao trong giải quyết các vụ án giết người, hạn chế được tình trạng oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Sáu là, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc để phục vụ cho hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người từng bước được quan tâm
Thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và chế độ chính sách đối với cán bộ các
cơ quan tư pháp nói chung, đối với ngành Kiểm sát nói riêng đã từng bước được cải thiện. Với nguồn kinh phí nhà nước cấp, VKSNDTC đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho VKSND các cấp như xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc, trang bị các phương tiện làm việc như ơ tơ, máy vi tính, máy photo, máy ảnh, camera…. để phục vụ hoạt động chuyên mơn nghiệp vụ nói chung và hoạt động thực hành quyền cơng tố các vụ án giết người nói riêng. Sự quan tâm đàu tư về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người đạt hiệu quả cao hơn.