Tình hình tội phạm giết ngườ

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 33 - 35)

Trong năm năm qua, bên cạnh sự ổn định về chính trị, sự phát triển về kinh tế, văn hóa của đất nước, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng có những diễn biến phức tạp. Tội phạm giết người xảy ra tăng giảm thất thường theo các năm, tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội tinh vi gây khó khăn trong công tác thực hành quyền công tố đối với loại tội phạm này.

Theo số liệu của VKSND tối cao: Tổng số vụ án giết người xảy ra trong

các năm như sau: Năm 2007 xảy ra 2.395 vụ; Năm 2008 xảy ra 1.476 vụ; Năm 2009 xảy ra 1.236 vụ; Năm 2010 xảy ra 1673 vụ; Năm 2011 xảy ra 1.892 vụ.

Tội phạm giết người xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước nhưng tập trung nhiều ở một số thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm hoặc ở một số địa bàn tập trung đông dân cư như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Thanh Hóa, Bình Dương, Đăk Lăk… và nổi lên theo nhóm với động cơ, mục đích khác nhau. Một số nhóm tội phạm giết người điển hình như:

Tội phạm giết người mang tính chất băng nhóm: Đây là nhóm tội phạm

có tính chất nguy hiểm, gây lo ngại cho toàn xã hội. Hiện tại trong xã hội vẫn tồn tại các băng nhóm xã hội đen do các đối tượng lưu manh côn đồ, các đối tượng có tiền án, tiền sự thành lập. Các băng nhóm này thường sử dụng vũ khí, hung khí để gây án với động cơ mục đích khác nhau như do thù tức cá

nhân, do muốn chiếm đoạt tài sản của người khác (cướp tài sản), hoặc đâm thuê chém mướn…Điển hình là: Vụ Nguyễn Thiệu Quý ở Hà Nội cầm đầu một nhóm đối tượng gây ra nhiều vụ gây thương tích, đập phá tài sản, dùng súng bắn bị thương anh Trần Văn Lâm và bắn vào lực lượng cảnh sát 113 Cơng an thành phố Hà Nội để tẩu thốt; Vụ Nguyễn Việt Hùng ở Đà Nẵng đã cầm đầu một nhóm thanh niên, đêm 12/4/2007 dùng dao, gậy, bom xăng đánh một nhóm thanh niên khác làm chết 1 người, bị thương 1 người…;

Tội phạm giết người nhằm chiếm đoạt tài sản: Các vụ án giết người ở

loại này cũng xảy ra nhiều trong các năm. Đối tượng phạm tội vì mục đích chiếm đoạt tài sản mà đã thực hiện hành vi giết người trước hoặc sau khi chiếm đoạt. Điển hình như vụ: Lê Văn Luyện dùng dao giết hai vợ chồng anh Ngọc và con gái để cướp tài sản tại tiệm vàng Ngọc Bích, phố Sàn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; Vụ Huỳnh Văn Hoà cùng đồng bọn (20 tên) dùng súng K54 thực hiện nhiều vụ giết người, cướp tài sản ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tội phạm giết người mà nạn nhân chính là người thân thích, ruột thịt trong gia đình, họ hàng: Các vụ án giết người ở loại này xảy ra khá phổ biến

mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ mâu thuẫn trong sinh hoạt, trong cuộc sống, do tranh chấp đất đai hoặc do những nguyên nhân nhỏ nhặt khác. Điển hình như vụ: Lê Đức Thuận ở khu tập thể Trung tâm giáo dục lao động số 2, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội, chỉ vì bực tức vợ khơng đi nghỉ mát tại Cửa Lị nên đã dùng dao chém chết con trai là Lê Thế Bảo 8 tuổi, chém trọng thương vợ và con gái 3 tuổi.

Tội phạm giết người do các nguyên nhân xã hội khác: Các vụ án giết người do ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, của phim ảnh đồi trụy, dẫn đến một số đối tượng của tệ nạn này gây ra nhiều vụ giết người. Mục đích giết người trong những trường hợp này là do muốn có tiền để hút ma tuý, ăn chơi trác táng, hoặc để thoả mãn sự tị mị về tình dục mà gây ra các vụ cướp tài sản, hiếp dâm và kèm theo đó là giết hại nạn nhân;

trong số nạn nhân bị giết hại có nhiều nạn nhân là trẻ em. Điển hình là vụ: Ngày 29/7/2012, Đặng Trần Hồi (sinh năm 1986) đã vào cửa hàng bán phân bón thuốc trừ sâu của gia đình anh Khuất Văn Hùng hiếp dâm cháu Khuất Thị Phương (8 tuổi), trong lúc đó cháu Khuất Thị Quỳnh (4 tuổi) kêu khóc, Hồi đã dùng dao chém chết cháu Quỳnh và cháu Phương rồi bỏ chạy trốn.

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w