kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người
Thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người là một hoạt động tác động nhiều mặt đến lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đến các quyền cơ bản của công dân. Để bảo đảm thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1.2.2.1. Điều kiện về pháp luật
Thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người là hoạt động của cơ quan nhà nước. Nhà nước trao quyền cho VKSND để thay mặt nhà nước trừng trị hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đó là tội phạm giết người được qui định tại Điều 93 - BLHS.
Cơ sở để thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người là BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003, Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Bộ luật hình sự năm 1999 là văn bản pháp lý qui định về tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội, đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hành quyền công tố của VKSND đối với các loại tội phạm hình sự nói chung, tội phạm giết người nói riêng.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Luật Tổ chức VKSND năm 2002 qui định các vấn đề liên quan về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hành quyền công tố của VKSND đối với án hình sự nói chung, án giết người nói riêng, đây là cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của VKSND trong thực hành quyền công tố đối với tội phạm giết người, đảm bảo yêu cầu hợp pháp, chính xác, khách quan, đảm bảo trình tự,
thủ tục trong quá trình thực hiện chức năng thực hành quyền cơng tố đối với các vụ án giết người của VKSND.
Ngoài những văn bản pháp luật kể trên các văn bản khác như chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản của các cơ quan bảo vệ pháp luật cấp trung ương cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để VKSND áp dụng trong quá trình thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người.
Để hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của VKSND đối với các vụ án giết người mang lại hiệu quả mong muốn, trước hết phải có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh và đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và dễ thực hiện, đặc biệt là pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật cần xem xét loại bỏ các qui định đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm giết người, bổ sung các qui định mới phù hợp với tình hình tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2.2. Điều kiện về tổ chức bộ máy và con người
Để hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người có chất lượng và hiệu quả, việc kiện tồn tổ chức bộ máy làm việc có vai trị và ý nghĩa hết sức quan trọng. Nói đến tổ chức bộ máy thực hành quyền cơng tố là nói đến con người cụ thể, là chủ thể trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND theo luật định. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Cùng với việc đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng, trong những năm qua công tác tổ chức cán bộ của Nghành kiểm sát nhân dân đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Tuy nhiên trong công tác tổ chức và bộ máy của nghành KSND cũng còn nhiều bất cập như: Công tác tổ chức và bộ máy chậm được kiện toàn và đổi mới, việc sắp xếp cán bộ có nơi, có lúc chưa hợp lý, bởi vậy chưa phát huy được năng lực và sở trường của cán bộ, Kiểm sát viên; công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có làm, nhưng chưa chun sâu, cơng tác qui hoạch, đề bạt và bổ nhiệm có lúc thực hiện chưa mang tính khoa học và thực tiễn, do vậy có một số cán bộ sau khi được đề bạt, bổ nhiệm khơng đáp ứng được u cầu do trình độ, năng lực, nhất là năng lực quản lý còn hạn chế.
Để đảm bảo hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người có chất lượng, hiệu quả nghành KSND cần đẩy mạnh việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần luật tổ chức VKSND năm 2002, thực hiện quyền hạn và trách nhiệm, thao tác nghiệp vụ theo đúng qui định của BLTTHS năm 2003, kiện toàn tổ chức bộ máy, đảm bảo đủ biên chế về số lượng và chất lượng. Q trình thực hiện kiện tồn tổ chức, bộ máy phải quán triệt tinh thần và phù hợp các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã đề ra. Qua đó phải ln nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, Kiểm sát viên. Bồi dưỡng,giáo dục để mỗi cán bộ, Kiểm sát viên nhận thức sâu sắc và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình trong hoạt động thực hành quyền cơng tố trong các vụ án hình sự nói chung, giết người nói riêng. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân theo qui định của pháp luật.