dân cử và của nhân dân đối với hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, do vậy tất cả mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Hoạt động giám sát của nhân dân thông qua giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, bởi vì Quốc hội và Hội đồng nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho quyền lợi của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Hoạt động giám sát thơng qua nhiều hình thức khác nhau, như: thơng qua việc báo cáo, thẩm tra và cho ý kiến về báo cáo công tác tại các kỳ họp quốc hội và Hội đồng nhân dân; thông qua chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân, hoạt động chất vấn của các đại biểu dân cử đối với thực hành quyền cơng tố của VKSND là hình thức mang lại hiệu quả rất lớn, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Thông qua chất vấn và trả lời chất vấn, những hạn chế, tồn tại trong thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người được công khai đến các tầng lớp nhân dân; sức ép từ từ dư luận xã hội về những sai phạm, tồn tại, yếu kém trong hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND buộc các cấp kiểm sát phải đổi mới cơ chế, chính sách và phương thức hoạt động, nhằmg nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của nghành.
Để nâng cao chất lượng giám sát của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND, trước hết cần đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng tăng cường đại biểu hoạt động chuyên trách; nâng cao chất lượng đại biểu, theo đó những đại biểu theo cơ cấu, thành phần xã hội cũng phải đạt đến trình độ học vấn và trình độ chun mơn nghiệp vụ nhất định mới được ứng cử làm đại biểu dân cử.
Phát huy vai trò giám sát của cá nhân đại biểu Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của VKSND và các cơ quan tư pháp khác. Phân cơng những đại biểu có chun mơn về lĩnh vực pháp luật trực tiếp phụ trách việc giám sát hoạt động của VKSND và các cơ quan tư pháp. Xác định rõ trách nhiệm của
người đứng đầu VKSND và các cơ quan tư pháp các cấp trong việc xử lý, thực hiện các kết luận qua giám sát, đảm bảo các nội dung đã kết luận đều được thực hiện đầy đủ kịp thời.
Mặt khác phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người. Đặc biệt là vai trò của Mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận. Vì vậy, VKSND phải chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc để ban hành quy chế phối hợp công tác giữa ban Thường trực uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc và VKSND, từ đó mở rộng các hình thức tun truyền, giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, để họ tham gia tích cực, có hiệu quả vào cơng cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động thực hành quyền công tố trong giải quyết án hình sự của ngành Kiểm sát và các cơ quan tư pháp khác.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tiến hành mạnh mẽ cơng cuộc cải cách hành chính và tư pháp, vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn hiện nay là cần phải nghiên cứu, xem xét để điều chỉnh lại hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với VKSND, khi VKSND cấp huyện được tổ chức theo mô hình khu vực theo tinh thần của Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đồng thời vừa qua Đảng và Nhà nước ta có chủ trương và đang thực hiện thí điểm việc không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện theo nội dung về cải cách hành chính. Ngày 16/01/2009, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 có hiệu lực thi hành từ 01/04/2009 về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát hoạt động của VKSND các quận, huyện. VKSNDTC ban hành hướng dẫn số 13/HD-VKSTC-V8 ngày 01/04/2009 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của uỷ ban thường vụ quốc hội. Theo
đó, các VKSND các quận, huyện nơi khơng tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện trưởng VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện báo cáo trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác của các VKSND các quận, huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện và trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về công tác của VKSND quận, huyện này. Đây có thể xem như là cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, xem xét khi lựa chọn phương án đảm bảo sự giám sát của Hội đồng nhân dân đối với VKSND cấp huyện khi được tổ chức thành mơ hình VKS khu vực theo yêu cầu cải cách trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những phân tích thực trạng hoạt động thực hành quyền cơng tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người, đánh giá về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực hoạt động này, luận văn đưa ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Các nhóm giải pháp mà tác giả đã đưa ra là: Nhóm giải pháp về hồn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật cịn có nhiều vướng mắc trong việc áp dụng của BLHS và BLTTHS, qua đó tác giả luận văn đã đề xuất các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành pháp luật cần bổ sung, sửa đổi các qui định trong BLHS và BLTTHS cho phù hợp với thực tiễn áp dụng trong đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân, xuất phát từ việc nâng cao nhận thức, trình độ chun mơn của Kiểm sát viên; đổi mới nội dung và phương pháp thực hành quyền công tố; đổi mới, nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; đổi mới công tác tổ chức, cán bộ; tăng cường quan hệ phối
hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động thực hành quyền công tố đối với án giết người. Cuối cùng là nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử trong thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và cải cách tư pháp hiện nay.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng ở Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng trong cơng tác đấu tranh phòn chống tội phạm này, đặc biệt biệt là trong công tác thực hành quyền công tố của VKSND. Tuy nhiên vấn đề lý luận và thực tiễn của thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người cịn có nhiều quan điểm khác nhau, dẫn đến việc thực hiện hoạt động này của VKSND cịn nhiều hạn chế. Trong khn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả đã đi sâu vào phân tích khái niệm, đặc điểm, thực trạng, quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tiếp thu có chọn lọc những kiến thức về tổ chức thực hành quyền công tố, trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành để đánh giá thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở Việt Nam trong những năm gần đây, luận văn đã tiếp cận và giải quyết một cách có hệ thống và tồn diện các vấn đề:
Đã phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người qua đó xác định chủ thể, phạm vi, đối tượng, nội dung của hoạt động này. Trong phần phân tích về nội dung của hoạt động thực hành quyền công tố luận văn cũng đã chỉ rõ được những nội dung cơ bản của hoạt động này, đó là: khởi tố vụ án, khởi tố bị can các vụ án giết người; thu thập chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của bị can và cuối cùng là quyết định việc truy tố bị can ra tòa để xét xử.
Sau khi làm sáng tỏ vấn những vấn đề về lý luận, luận văn đã phân tích đánh giá diễn biến, tình hình tội phạm giết người, thực trạng của hoạt động
thực hành quyền cơng tố tìm ra những nguyên nhân của kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những tồn tại hạn chế qua đó để đề xuất các biện pháp bảo đảm hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người.
Phần quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người, luận văn đã đưa ra các giải pháp bảo đảm có tính thực tiễn và hiệu quả cao đối với hoạt động này.
Có thể nói rằng, tuy chưa phải là đầy đủ và sâu sắc những luận văn đã nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn, đưa ra các quan điểm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đọa điều tra các vụ án giết người nhằm năng cao hiệu quả của hoạt động này. Về mặt thực tiễn, những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo Kiểm sát viên, phục vụ cơng tác nghiên cứu hồn thiện pháp luật; nhất là pháp luật hình sự và TTHS; góp phần nâng cao hiệu quả, vai trò VKSND trong hoạt động thực hành quyền cơng tố đối với các vụ án hình sự nói chung, các vụ án giết người nói riêng.
Những kết quả đã đạt được trong luận văn là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tác giả; sự giúp đỡ nghiêm túc và tinh thần đầy trách nhiệm của các thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè và các đồng nghiệp trong ngành Kiểm sát và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn khoa học luận văn này. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ và khả năng của bản thân tác giả nên luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học các thầy cô và đồng nghiệp để tác giả tiếp tục nghiên cứu đề tài này trong quá trình nghiên cứu khoa học và thực tiễn cơng tác.