Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 57 - 64)

Những hạn chế, tồn tại trong công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của VKSND đối với các vụ án giết người nêu trên do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, hệ thống pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự cịn nhiều bất cập, hãn chế, thiếu đồng bộ và chồng chéo.

Hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đầy đủ và chậm sửa đổi bổ sung, thiếu tính đồng bộ và chồng chéo. Khi sửa đổi bổ sung lại không hướng dẫn cụ thể, rõ ràng dẫn đến nhận thức, vận dụng mỗi nơi, mỗi ngành khác nhau và không thống nhất. BLHS năm 1999 được quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000. BLHS năm 1999 ra đời là kết quả của sự kế thừa một hệ thống chế định, nguyên tắc thể hiện tính khoa học, tiến bộ cao của hệ tư tưởng hình sự đã được BLHS năm 1985 kiểm nghiệm. Kể từ năm 2000 đến nay, BLHS đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ quyền. lợi ích hợp pháp của cơng dân, đấu tranh phịng, chống tội phạm, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên sau một thời gian thi hành, BLHS hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế đòi hỏi phải được khắc phục: những quy định về dấu hiệu pháp lý đặc của tội giết người đối với một số vụ án cụ thể cịn có nhiều tran cãi, đặc biệt là với các vụ án có đồng phạm, hoặc các vụ án giết người mà nạn nhân không chết…BLTTHS năm 2003 được quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. Kể từ năm 2004 đến nay, BLTTHS đã góp phần quan trọng vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử thi hành án hình sự, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, một thời gian thi hành BLTTHS hiện hành đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự địi hỏi phải được khắc phục, đó là:

các quy định về thẩm quyền của CQĐT trong việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo tội phạm khơng phù hợp, chưa đáp ứng được tình hình thực tế; thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự đã được quy định trong BLTTHS còn nhiều vướng mắc; các quy định về giám định pháp y gây khó khăn cho q trình thực hành quyền cơng tố; các quy định về trách nhiệm của người bảo lĩnh cho bị can, bị cáo khi bị can bị cáo trốn chưa được quy định rõ ràng....

Bên cạnh đó việc hướng dẫn, giải thích những quy định của BLHS, BLTTHS được thực hiện cịn chậm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho các cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, trong đó có VKSND. Có thể thấy, BLHS năm 1999 trong thực tiễn gặp rất nhiều vướng mắc (như trên đã phân tích) nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn giải thích. Điều đó dẫn đến việc hiểu không thống nhất, trong nhiều trường hợp dẫn đến sai lầm. Do khơng có sự hướng dẫn thống nhất, kịp thời của các cơ quan liên ngành có thẩm quyền, dẫn đến tình trạng xuất hiện các hướng dẫn đơn ngành, làm cho q trình thực hành quyền cơng tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người gặp nhiều khó khăn.

Hai là, tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ và kiến thức thực tế của một số cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền cơng tố cịn hạn chế.

Khơng ít cán bộ, Kiểm sát viên của VKSND chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trị, thẩm quyền của VKSND trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung cũng như trong hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án giết người nói riêng. Theo quy định của pháp luật, VKSND giữ vai trò chủ đạo, quyết định và chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Các quyết định khởi tố bị can, các lệnh, quyết định liên quan đến việc bắt, giữ, giam người đều phải có sự phê chuẩn của VKS mới có hiệu lực pháp luật. Mặt khác trong hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án giết người, cịn có những Kiểm sát viên

chưa thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Như trên đã phân tích cho thấy cịn nhiều vụ án bị đình chỉ, điều tra, bị trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, có những vụ án bị trả lại hồ sơ điều tra bổ sung không phải do vụ án quá khó về thu thập chứng cứ, mà do Kiểm sát viên đã không thực hiện đúng và đầy đủ các quy chế của ngành đã ban hành hoặc là do ý thức trách nhiệm chưa cao. Một số Kiểm sát viên thiếu chủ động trong hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra, còn nhiều hạn chế trong việc nghiên cứu để nắm chắc tiến độ vụ án cũng như các vấn đề cần chứng minh của vụ án. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố nghiên cứu hồ sơ không kỹ, không sâu, không khách quan, do đó khơng nắm được đầy đủ, tỷ mỉ các tình tiết, các chứng cứ, tài liệu buộc tội, gỡ tội đói với bị can, khơng phát hiện được những chứng cứ còn thiếu, những chứng cứ còn mâu thuẫn.....để yêu cầu điều tra kịp thời. Có Kiểm sát viên chỉ chú ý đến việc thu thập các chứng cứ buộc tội, gỡ tội mà quên đi quyền hạn và trách nhiệm của mình trong hoạt động thực hành quyền cơng tố dẫn đến có trường hợp vi phạm trình tự, thủ tục tố tụng, gây khó khăn cho q trình giải quyết án. Việc đánh giá chứng cứ còn phiến diện, chỉ quan tâm đến yêu cầu điều tra thu thập các chứng cứ buộc tội, khơng xem xét, đánh giá tồn diện, đầy đủ các tình tiết vụ án....do đó khơng đánh giá đúng bản chất của vụ việc. Năng lực phân tích, tổng hợp các chứng cứ buộc tội, gỡ tội có trong hồ sơ cịn yếu. Nhiều Kiểm sát viên chưa coi trọng các thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật, chưa tự học hỏi, nghiên cứu đầy đủ các quy định pháp luật cũng như quy chế nghiệp vụ của ngành, hoạt động theo thói quen, kinh nghiệm. Mặt khác, từ khi có nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra đã xuất hiện tư tưởng ngần ngại và đùn đẩy trách nhiệm, khơng dám quyết đốn,.....hoặc ngại va chạm nên phần nào cũng hạn chế đến kết quả công tác.

Ba là, công tác quản lý chỉ đạo điều hành và kiểm tra của một số VKSND còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Hệ thống cơ quan VKSND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất, VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của VKSND cấp trên trực tiếp, VKSND địa phương chịu sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC. Công tác chỉ đạo điều hành trong ngành chủ yếu dựa trên việc xem xét các báo cáo kết quả công tác của VKSND cấp dưới. Việc kiểm tra hồ sơ, sổ sách chưa được tiến hành thường xuyên đối với các đơn vị, nhất là giữa VKSNDTC với các VKSND địa phương. Mặt khác, cịn có nơi lãnh đạo tin tưởng khả năng tổng hợp, đề xuất của Kiểm sát viên nên không nghiên cứu kỹ hồ sơ, không tỷ mỉ dẫn đến sai sót trong nhiều trường hợp.

Bốn là, cơng tác phối hợp liên ngành trong hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người còn hạn chế

Hoạt động phối hợp liên ngành trong thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người là rất quan trong. Trong thực tế việc chủ động phối hợp liên ngành giữa các cơ quan tư pháp, các ngành trong việc giải quyết án giết người có lúc, có nơi cịn chưa chặt chẽ, việc vận dụng chức năng cịn máy móc, cục bộ, chất lượng chưa cao, có trường hợp họp liên ngành nhưng khơng thống nhất được nhận thức, nên đã ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết án. Hoặc coi trọng việc phối hợp mà quên mất nhiệm vụ và trách nhiệm của mình dẫn đến nể nang, né tránh, ngại va chạm giữa các cơ quan, đơn vị.

Năm là, điều kiện vật chất, phương tiện phụ vụ hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người còn hạn chế

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như hiện nay, các thành tựu khoa học được sử dụng vào mục đích phục vụ đời sống con người một cách nhanh chóng và thuận tiện, nhưng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại cũng bị bọn tội phạm sử dụng như một công cụ hiệu quả để

thực hiện tội phạm, trốn tránh pháp luật. Ngược lại, các lực lượng chức năng chun trách phịng chống tội phạm của ta thì trang thiết bị lạc hậu lại vừa thiếu. Những năm qua Đảng. Nhà nước đã quan tâm tạo điều kiện cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật, thông tin liên lạc cho ngành Kiểm sát như: phương tiện đi lại, thông tin liên lạc cũng như các thiết bị kỹ thụât để hỗ trợ thu thập dấu vết, tài liệu... Tuy nhiên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó chính sách đãi ngộ và các chế độ của ngành như tiền lương và các khoản phụ cấp chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với trách nhiệm, đời sống cán bộ, KSV cịn gặp nhiều khó khăn, đây là ngun nhân khiến họ thiếu yên tâm công tác, không yêu ngành, yêu nghề, không tập trung và đầu tư vào công tác chuyên môn và một điều đáng lo ngại là dễ bị sa ngã trước những cám dỗ của cơ chế thị trường, bất chấp pháp luật dẫn đến vi phạm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh để làm rõ thực trạng thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người trong 5 năm (2007 - 2011) có thể thấy được những kết quả đạt được trong lĩnh vực hoạt động này đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong đấu tranh phịng, chống tội phạm, góp phần quan trọng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của cải cách tư pháp, hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người những năm qua cịn khơng ít những hạn chế, tồn tại, ch ưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Những hạn chế yếu kém đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do

pháp luật thực định (đặc biệt là pháp luật hình sự và tố tụng hình sự) cịn nhiều bất cập, cơ cấu tổ chức, năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên cịn hạn chế, chưa đáp ứng u cầu; cơng tác quản lý, chỉ đạo điều hành mặc dù đã có chuyển biến, đổi mới, tuy nhiên ch ưa mang lại hiệu quả thiết thực.

Thực trạng trên cho thấy, cần phải có những phương hướng, giải pháp đảm bảo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cho công tác thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự nói chung, các vụ án giết người nói riêng để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w