Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người của VKSND các cấp còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại đáng kể như sau:
* Hoạt động quản lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm
Việc quản lý tố giác, tin báo tội phạm giết người theo quy định của BLTHS và Thông tư liên ngành số 03 giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ ngày 15/5/1992 còn nhiều hạn chế. Thực tiễn cho thấy, VKSND các cấp thiếu chủ động trong việc phối hợp với cơ quan Cơng an, chính quyền địa phương; các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác để nắm nguồn tin báo về tội phạm giết người. Những tin báo tố giác tội phạm mà VKSND nắm được được chủ yếu là do Cơ quan điều tra cung cấp, nếu Cơ quan điều tra khơng thơng báo thì hầu như Viện kiểm sát khơng nắm được. Nhiều VKS cấp huyện mặc dù đã mở hịm thư tố giác và cơng khai số điện thoại cho nhân dân biết nhưng chưa có biện pháp nắm, quản lý và xử lý tin báo, tố giác tội phạm có hiệu quả dẫn đến chưa bảo đảm toàn bộ các vụ án giết người xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện, điều tra và khám phá theo quy định của pháp luật. Hạn chế
này ảnh hưởng rất lớn đến quyền công tố của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm không bỏ lọt tội phạm.
* Hoạt động quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can:
Chất lượng của hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can; phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra còn hạn chế. VKSND trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can cịn chưa nhiều, có nhiều VKSND cấp huyện khơng trực tiếp khởi tố được vụ án nào. Việc yêu cầu khởi tố của VKSND cũng còn hạn chế Một số vụ việc có dấu hiệu của tội giết người nhưng Cơ quan điều tra không khởi tố, khởi tố chậm hoặc khởi tố khơng có căn cứ, khơng đúng với hành vi mà các đối tượng đã thực hiện nhưng VKSND không phát hiện hoặc có phát hiện nhưng khơng sử dụng triệt để và có hiệu quả các quyền năng pháp lý thuộc nội dung thực hành quyền công tố để khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố vụ án, bị can hoặc để hủy bỏ các quyết định khởi tố khơng có căn cứ mà để cho cơ quan điều tra tự rút lại quyết định của mình. Việc ra các quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với một số vụ án giết người chưa chính xác, khách quan. Việc nhận thức và đánh giá chứng cứ trong giai đoạn khởi tố của Kiểm sát viên cịn yếu; cơng tác phối hợp phân loại khởi tố giữa hai cơ quan làm án chưa cao do vậy một số quyết định của VKSND có tính chất chủ quan duy ý chí, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, để họ khiếu kiện kéo dài vượt cấp, lên nhiều ngành, dư luận báo chí lên tiếng, làm giảm uy tín của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.
* Hoạt động thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội
Việc thu thập chứng cứ và yêu cầu Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ vẫn còn hạn chế. Từ khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu giữ vật chứng, giám định, lấy lời khai... Kiểm sát viên tham gia chỉ với vai trị chứng kiến, cho đủ thủ tục nên có những trường hợp có chứng cứ buộc tội khơng được thu thập ngay từ khi khám nghiệm nhưng Kiểm sát viên không phát hiện được để yêu cầu thu thập, dẫn đến có một số vụ án khởi tố điều tra thiếu những chứng cứ quan trọng không thể khắc phục được dẫn đến khó
khăn cho việc xử lý, thậm chí có vụ phải đình chỉ. Tình trạng Kiểm sát viên thụ đồng chờ án vẫn còn, chỉ kiểm sát tại hồ sơ khi vụ án đã kết thúc điều tra. Cũng xuất phát từ trong hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên thiếu chặt chẽ ngay từ đầu, không đề ra u cầu điều tra kịp thời, do đó cịn có một số vụ án không được điều tra triệt để hoặc xác định hướng điều tra khơng chính xác dẫn đến khó khăn cho việc chứng minh tội phạm, không phát hiện kịp thời để yêu cầu điều tra, hoặc cá biệt có trường hợp phát hiện nhưng bỏ mặc không biết xử lý và cũng khơng báo cáo lãnh đạo để có biện pháp tháo gỡ khắc phục dẫn đến các tài liệu chứng cứ thu thập không đạt yêu cầu, chất lượng hồ sơ kém, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, kéo dài thời hạn giải quyết vụ án hoặc không đủ tài liệu chứng cứ để truy tố.
* Hoạt động quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn
chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam…)
Việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định phê chuẩn, không việc áp dụng một số biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều VKSND các địa phương chưa thực hiện tốt, còn để xảy ra tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, lạm dụng tạm giữ hình sự nhưng sau đó phải trả tự do.
* Hoạt động xây dựng hồ sơ kiểm sát
Một số đơn vị kiểm sát chưa thực sự chú trọng đến công tác xây dựng hồ sơ kiểm sát theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 24/QĐ ngày 06/8/1993 và sau này là Quyết định số 07/QĐ ngày 12/01/2006 của Viện trưởng VKSNDTC ban hành quy định lập hồ sơ kiểm sát hình sự, nên đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình thực hành quyền cơng tố. Qua cơng tác kiểm tra đối với một số đơn vị, hồ sơ xây dựng còn sơ sài, sắp xếp chưa khoa học, khơng có đề xuất phê chuẩn các quyết định trong các giai đoạn tố tụng. Tài liệu không được đánh số phụ lục rõ ràng gây khó khăn cho việc tra tìm.
Nhiều vụ án VKSND khơng thực hành quyền công tố ngay từ đầu, do vậy chất lượng hồ sơ và chứng cứ buộc tội chưa đảm bảo dẫn đến một số vụ án phải đình chỉ. Trong hoạt động nghiệp vụ cịn có khơng ít vụ án khơng được thực hành quyền công tố ngay từ đầu và đề ra yêu cầu điều tra. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm này còn chưa tốt nên công tác thực hành quyền công tố trở nên thụ động, phụ thuộc vào kết quả điều tra của Cơ quan điều tra. Viện kiểm sát khơng chỉ đạo được q trình điều tra nên cịn để xảy ra sai lầm đáng tiếc.
Do tính đặc thù của hoạt động tố tụng trong giải quyết án hình sự, đối tượng tác động của hoạt động tố tụng hình sự là tội phạm và người phạm tội, mỗi quyết định trong q trình thực hành quyền cơng tố đều tác động trực tiếp đến những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Cho nên những vụ án thực hành quyền công tố không đảm bảo theo quy định của pháp luật đều để lại hậu quả và những tác động tiêu cực đối với xã hội. Do vậy Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, với VKSND nói riêng. Đó cũng là yêu cầu, đòi hỏi VKSND và các cơ quan tư pháp khác, không ngừng nỗ lực phấn đấu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình, hạn chế và tiến tới khắc phục tình trạng bắt giữ, giam, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử oan, sai, trái pháp luật. Do vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay là phải tìm nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong hoạt động tố tụng giải quyết án hình sự của các cơ quan tư pháp nói chung và hạn chế của công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của VKSND đối với các vụ án giết người nói riêng.