Đặc điểm về nạn nhân, địa điểm, thời gian gây án

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 36 - 39)

* Đặc điểm về nạn nhân:

Nội dung của đặc điểm về nạn nhân có phạm vi rất rộng, bao gồm những thông tin về nhân khẩu học, về bản chất xã hội của nạn nhân, những thông tin của nạn nhân về điều kiện sống, về lối sống, về tâm lý cá nhân, về các

quan hệ xã hội... Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những nét phổ biến nhất về quan hệ xã hội và tâm lý của nạn nhân làm xuất hiện động cơ, mục đích, điều kiện để đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.

Về hậu quả, giới tính: qua thực tiễn xử lý các vụ án giết người thấy rằng

80% nạn nhân bị giết chết, 20% nạn nhan chỉ bị thương tích. Có 73% nạn nhân là nam giới, 27% là nữ giới.

Về nghề nghiệp nạn nhân: qua phân tích thấy có 45% là nơng dân và

công nhân, 43% là người khơng có việc làm và nghề nghiệp ổn định, 7% là học sinh, sinh viên, 5% là cán bộ, công chức.

Về quan hệ: khoảng 61% số vụ giết người xảy ra là có mối quan hệ

quen biết nhau từ trước, cùng làm ăn, sinh sống, trong đó có cả những trường hợp là thân nhân họ hàng. Trong những trường hợp này thì động cơ, mục đích giết người thường là do thù tức, mâu thuẫn trong quan hệ sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng có một số ít trường hợp giết người với động cơ cướp của, hiếp dâm; Khoảng 39% số bị can không quen biết với người bị hại. Giết người trong những trường hợp này là do mâu thuẫn bột phát trong quan hệ xã hội, giết để cướp.

Về tâm lý: Nhiều trường hợp trong khi va chạm nạn nhân ít kiềm chế,

lại có lời nói xúc phạm làm kích động đối tượng gây án. Phần lớn số này là nam giới, số nạn nhân nữ rất ít. Có những trường hợp nạn nhân là người có tâm lý mạnh, thiếu bình tĩnh, thiếu kiềm chế trong khi va chạm, mong muốn dùng sức mạnh để giải quyết, dẫn đến bị đối tượng giết.

Về chất kích thích: Nhiều trường hợp do nạn nhân uống rượu, bia say,

bị kích thích mạnh dẫn đến thiếu bình tĩnh, khơng làm chủ được bản thân, dẫn đến có lời nói, hành động xúc phạm đối tượng, có khi do nạn nhân đe dọa đánh hoặc đánh đối tượng trước gây thương tích.

Về khả năng tự vệ của nạn nhân: Đa số nạn nhân là nam giới, khỏe

năng chống đỡ, phản kháng yếu. Trong khi đó, đối tượng gây án ln ln chủ động, có sự chuẩn bị vũ khí, phương tiện gây án, trong một số trường hợp có đồng bọn hỗ trợ, cản đường để sau khi gây án, đối tượng tẩu thoát.

* Địa điểm, thời gian gây án

Đối với vụ án giết người, địa điểm, thời gian gây án có ý nghĩa hình sự rất lớn đối với hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ nhằm chứng minh làm rõ sự thật vụ án và người thực hiện hành vi phạm tội. Địa điểm, thời gian gây án có liên quan mật thiết với thủ đoạn gây án, diễn biến của vụ án, cơng cụ phương tiện, hung khí và việc thủ phạm quyết định thực hiện hành vi phạm tội; nó phản ánh đầy đủ đặc tính hành vi, nhân cách của đối tượng phạm tội cũng như người bị hại trong các vụ án giết người.

Địa điểm gây án của người thực hiện hành vi phạm tội giết người rất đa dạng và phức tạp. Thực tiễn quá trình thực hiện hoạt động thực hành quyền cơng tố các vụ án hình sự giết người trong những năm qua cho thấy, tội phạm giết người có thể xẩy ra bất kỳ ở đâu, nếu ở đấy có phát sinh mâu thuẫn, nhưng chủ yếu tập trung ở ngồi đường, thơn xóm, ở một số qn ăn, nhà hàng, thậm chí ở trong nhà... Số vụ xảy ra ở ngoài đường chiếm tỷ lệ cao, trong đó đa số nạn nhân và đối tượng có quen biết nhau (75%), do có mâu thuẫn, thù ốn từ trước, hung thủ biết quy luật đi lại, nên chặn đường đánh nạn nhân, hoặc rủ đồng bọn chuẩn bị công cụ phương tiện mai phục tấn công hoặc bám theo trên đường đến địa điểm thích hợp để tấn cơng nạn nhân; một số vụ nạn nhân và hung thủ không quen biết nhau từ trước, nhưng khi cùng tham gia giao thơng có sự va quệt, hoặc có va chạm dẫn đến xơ xát, cãi nhau và đánh nhau. Số vụ xảy ra trong khu vực nhà ở (sân, vườn, trong nhà...) xảy ra không nhiều; đa số là quen biết, họ hàng, nhưng do mâu thuẫn, chửi bới, lăng nhục nhau hoặc do uống rượu say lời qua tiếng lại dẫn đến va chạm và đánh nhau. Số vụ diễn ra ở nơi đông người, ở nhà hàng, thường do các đối tượng có tiền án, tiền sự... gây nên trong tình trạng có sử dụng bia, rượu.

Thời gian gây án của tội phạm giết người diễn biến khá phức tạp, không theo một quy luật nhất định. Thông thường các vụ án giết người hay xảy ra vào khoảng từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày, đây là thời gian nghỉ ngơi của một ngày làm việc, các hoạt động của con người nhộn nhịp hơn, đối tượng và nạn nhân có sự tiếp xúc, va chạm dẫn đến những mâu thuẫn, phát sinh tội phạm. Thời điểm từ 06 giờ đến 18 giờ hàng ngày, số vụ giết người xảy ra ít hơn, thường là những vụ va chạm xảy ra ở các vùng nông thôn; từ 0 giờ đến 05 giờ hàng tội phạm giết người xảy ra ít, đa phần là các vụ giết người cướp tài sản, giết người do ghen tuông…

Một phần của tài liệu Thực hành quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người ở việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w