Sau khi đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội đối với các vụ án giết người thì việc quyết định truy tố người phạm tội là nội dung cuối cùng của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người. Đây là nội dung quan trọng của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra. Sau khi Cơ quan điều tra kết thúc việc điều tra và chuyển hồ sơ sang VKSND, Viện kiểm sát sẽ phải nghiên cứu, đánh giá các chứng cứ đã thu thập và ra một trong các quyết định: Truy tố bị can ra Tịa án để xét xử, đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp bị can bị truy tố ra tịa thì tịa án sẽ đưa ra xét xử và phán quyết là có tội hay khơng có tội và mức hình phạt để trừng trị đối với bị can đó.
Quyết định truy tố bị can ra trước tòa án.
Sau khi kết thúc điều tra vụ án, theo quy định của BLTTHS thì cơ quan điều tra sẽ có bản kết luận điều tra đề nghị VKSND truy tố bị can ra tòa để xét xử. Khi đó VKSND phải nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ các tình tiết trong vụ án, từ đó đánh giá một cách tồn diện, khách quan các tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan điều tra đã thu thập được, xác định có hay khơng hành vi phạm tội, tội danh, điều khoản áp dụng đối với bị can đồng thời đánh giá tính chất, mức độ, mục đích, động cơ cũng như các tình tiết khác có liên quan để đường lối xử lý vụ án chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật. Kiểm sát viên cũng cần phải kiểm tra các yếu tố loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi như phịng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, tình trạng tâm thần của bị
can khi thực hiện hành vi phạm tội… Khi xem xét, đánh giá thấy có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can VKSND ra quyết định truy tố bị can ra trước Toà án để xét xử bằng bản cáo trạng. Bản cáo trạng là văn bản pháp lý chính thức và cuối cùng của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người có tính chất buộc tội đối với bị can đã thực hiện hành phạm tội.
Để thực hiện tốt việc truy tố bị can ra tịa để xét xử thì VKSND có thể thực hiện quyền huỷ bỏ các quyết định khơng có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra. Đây là trường hợp trong giai đoạn điều tra thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra ra các quyết định như đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra vụ án. Xét thấy việc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ này của Cơ quan điều tra là khơng có căn cứ dẫn đến chấm dứt việc điều tra, VKSND không thể tiếp tục thực hiện việc truy tố bị can thì VKSND sẽ hủy bỏ các quyết định khơng có căn cứ này của Cơ quan điều tra.
Quyết định đình chỉ vụ án
Sau khi cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ án và chuyển hồ sơ sang VKSND để xem xét quyết định việc truy tố, VKSND sẽ xem xét nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nếu thấy có những căn cứ mà BLTTHS quy định về việc đình chỉ vụ án thì VKSND sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Các căn cứ về đình chỉ vụ án được quy định tại Điều 107 - BLTTHS, Điều 19 - BLHS đó là: Khơng có sự việc phạm tội, hành vi khơng cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự…
Quyết định tạm đình chỉ vụ án
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra đề nghị truy tố nếu thấy có căn cứ để tạm đình chỉ vụ án như: bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; hoặc nếu bị
can bỏ trốn mà không biết bị can đang ở đâu, VKSND ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.