Để đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện đúng, có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình, nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Bộ luật TTHS đã sửa đổi bổ sung có hiệu lực từ có nhiều quy định mới, rõ ràng những căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng các biện pháp tố tụng, các loại thời hạn trong tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự, các căn cứ để tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án cho từng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn của VKSND trong việc chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên vẫn cịn một số điều luật cần quy định rõ ràng hơn để tạo sự thống nhất trong việc tuân thủ các trình tự tố tụng hình sự như:
Quy định về hoạt động kiểm sát việc nắm, quản lý, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của VKSND đối với cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn
chưa chặt chẽ, thiếu cụ thể, nhiều vụ việc viện kiểm sát không nắm được đầy đủ, kịp thời, nên hạn chế đến công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp. Để khắc phục điều này, trước hết cần bổ sung vào Điều 103 Bộ luật TTHS hiện hành: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm,
hoặc kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra phải thông báo bằng văn bản đến viện kiểm sát cùng cấp biết, để thực hiện kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Theo quy định tại khoản 2, điều 80 Bộ luật TTHS qui định khi thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, bắt khẩn cấp phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến, là điều không hợp lý, bởi lẽ: sự tham gia của người chứng kiến chỉ có nghĩa là dự và cơng nhận bằng sự có mặt. Theo chúng tơi nên sửa đổi: Thay người chứng kiến là một cơng dân Việt Nam bất kỳ ai có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hợp pháp.
Quy định về tạm giữ hiện nay có một số điểm khơng hợp lý như: "Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp Trung đoàn và tương đương; người chỉ huy Đồn Biên phòng ở hải đảo, biên giới; người chỉ huy máy bay, tàu biển khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng, có quyền ra quyết định tạm giữ (Khoản 2 Điều 81 Bộ luật TTHS). Nhưng, theo qui định tại khoản 1, Điều 87 Bộ luật TTHS về thời hạn tạm giữ thì: Thời hạn tạm giữ khơng được quá 3 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt và Khoản 2 Điều 87 Bộ luật TTHS lại cho phép cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ. Vậy, thời hạn tạm giữ của những người khơng thuộc cơ quan điều tra sẽ tính như thế nào?
Để nguyên tắc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan, sai, bỏ lọt tội phạm và khắc phục những sơ hở, thiếu sót, vi phạm trong q trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án giết người, cần có các hướng dẫn một số biện
pháp giải quyết sau đây nhằm thống nhất nhận thức các trường hợp đang còn vướng mắc:
Cần sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 theo hướng phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn quản lý hành chính của những người có chức vụ trong các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng. Nghiên cứu tăng quyền hạn và trách nhiệm cho Kiểm sát viên, tạo cơ sở pháp lý cho Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng, nâng cao tính độc lập và tính chịu trách nhiệm trước pháp luật của họ.
Cần thực hiện việc bổ sung qui định gắn hoạt động thực hành quyền công tố với hoạt động điều tra, VKSND tham gia nhiều hơn vào hoạt động điều tra, đề cao việc đề ra yêu cầu điều tra, định hướng điều tra của Kiểm sát viên và việc thực hiện yêu cầu này của Cơ quan điều tra và Điều tra viên, như vậy mới đảm bảo cho VKSND thực hiện có hiệu quả chức năng của mình theo luật định, hạn chế được việc bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội.
Khoản 2 điều 55 BLTTHS có qui định về việc văn phịng luật sư cử luật sư bào chữa, nhưng lại không qui định luật sư phải ký vào bản cung, do đó một số vụ án phải trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, bởi vậy cần bổ sung qui định này vào điều luật để áp dụng thống nhất.
Những kiến nghị, đề xuất trên, nhằm thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố của VKSND đối với các vụ án giết người đúng đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta; đồng thời góp phần hồn thiện, sửa đổi bổ sung BLHS và BLTTHS đảm bảo yêu cầu hợp pháp, chính xác, khách quan và đảm bảo tính khả thi của pháp luật hình sự.