quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án giết người
Với vị trí là cơ quan thực hành quyền công tố trong trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người, VKSND có trách nhiệm bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo đảm không để lọt người, lọt tội và không làm oan người vô tội. Do vậy, VKSND các cấp cần phải đổi mới nội dung, phương pháp công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án giết người, cụ thể như sau:
Thực hiện tốt hoạt động nắm, quản lý, phân loại, xử lý tố giác, tin báo tội phạm giết người.
Để làm tốt công tác này, viện kiểm sát cần thực hiện tốt một số yêu cầu cụ thể sau đây:
+ Thứ nhất, phải nắm chắc tình hình thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm giết người diễn ra tại địa phương trong từng thời điểm (tuần, tháng, quý và năm). Cần tổng hợp, phân tích và đánh giá đối tượng phạm tội, thủ đoạn phạm tội và hậu quả do tội phạm gây ra… Đây chính là những thơng tin quan trọng để VKSND thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố đối với các vụ án giết người.
+ Thứ hai, trong từng thời gian, VKSND các cấp phải nắm chắc tình hình tội phạm giết người đã được phát hiện và tổng số tội phạm đã được Cơ quan điều tra phát hiện, để thực hiện thẩm quyền thực hành quyền công tố của VKSND theo pháp luật quy định.
+ Thứ ba, phải nắm chắc số lượng bị can đang được Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; làm rõ, số người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, tổng số bị can bỏ trốn cần phải truy nã để phân loại xử lý theo đúng quy định của pháp luật…
Thực hiện tốt hoạt động quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội giết người
Điều 91 khoản 1 Bộ luật TTHS quy định: VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo đảm việc khởi tố vụ án có căn cứ hợp pháp. Tính hợp pháp của các quyết định khởi tố vụ án hình sự được thể hiện ở thẩm quyền của cơ quan và người ra quyết định khởi tố có đúng quy định của BLTTHS hay khơng? tội phạm đã khởi tố có đủ yếu tố cấu thành tội phạm khơng? người phạm tội có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay khơng? xem xét vấn đề thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Qua kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, nếu phát hiện việc khởi tố vụ án khơng có căn cứ thì VKSND ra các quyết định hủy bỏ những quyết định khởi tố vụ án đó hoặc tiến hành khởi tố vụ án khi thấy có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Quản lý và thực hiện tốt việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự quy định là những biện pháp tước quyền tự do hoặc hạn chế các quyền tự do có thời hạn, cho nên đây là những biện pháp, hành vi tố tụng nghiêm khắc đối với bản thân người phạm tội. Do vậy, Viện kiểm sát phải nắm vững các quy định của BLTTHS, nhằm bảo đảm cho các quyết định này có căn cứ và hợp pháp, đặc biệt là đối với biện pháp ngăn chặn là tạm giữ, tạm giam hoặc bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Chống khuynh hướng bắt, tạm giữ, tạm giam thay cho điều tra, hoặc bắt tạm giam sau đó phải đình chỉ vụ án hoặc trả tự do… Cần chú ý khi phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp và lệnh tạm giam phải hết sức thận trọng, nghiên cứu thẩm định đầy đủ các chứng cứ, tài liệu. Trước hết phải quán triệt đầy đủ những quy định về căn cứ bắt khẩn cấp và tạm giam (Điều 80, Điều 81 Bộ luật TTHS). Không được phê chuẩn những trường hợp bắt khẩn cấp khơng có căn cứ và khơng có căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam. Ngồi việc bảo đảm tính có căn cứ, cịn phải bảo đảm tính hợp pháp của các quyết định này bởi lẽ, BLTTHS quy định chặt chẽ và cụ thể về thẩm quyền, thủ tục và
thời hạn của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nên việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này là cần thiết.
Bên cạnh việc bảo đảm các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn có căn cứ và hợp pháp, thì việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn cũng rất quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ nếu hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp ngăn chặn khơng đúng sẽ có ảnh hưởng khơng tốt về nhiều mặt trong q trình tiến hành tố tụng đối với vụ án. Do vậy, trong khi tiến hành hoạt động này VKSND cần căn cứ vào các quy định nêu trên của BLTTHS và BLHS để xem xét tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định trên để thực hiện thẩm quyền theo luật định.
Chủ động, tích cực xây dựng yêu cầu điều tra, rà soát các thủ tục tố tụng đã áp dụng
Q trình thực hành quyền cơng tố đối với các vụ án giết người, Kiểm sát viên cần khắc phục ngay tình trạng thụ động ngồi chờ án, chỉ thực hành quyền công tố trên hồ sơ vụ án khi cơ quan điều tra kết thúc hồ sơ chuyển sang mà không bám sát vào q trình điều tra. Cần phải làm tốt cơng tác thực hành quyền cơng tố từ đầu, tích cực bám sát vào q trình điều tra thơng qua các hành vi trực tiếp kiểm sát như kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám xét nơi ở, việc bắt, việc hỏi cung bị can, ghi lời khai nhân chứng và những người liên quan. Kịp thời nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án để tác động với cơ quan điều tra định hướng điều tra và giải quyết các tình huống xảy ra theo quy định của pháp luật.
Nội dung của công tác thực hành quyền công tố bao gồm: Phát hiện tội phạm, làm rõ người phạm tội và các tình tiết khác để giải quyết đúng đắn vụ án thông qua việc thực hiện các biện pháp thuộc nội dung quyền công tố. Phương pháp thực hành quyền cơng tố có hai cách thường xun phải đi liền với nhau, một là nghiên cứu tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra thu thập để phát hiện đánh giá các hành vi phạm tội của người phạm
tội và phát hiện đúng, sai của cơ quan điều tra; hai là trực tiếp tham gia một số hoạt động tố tụng chủ yếu của cơ quan điều tra như khám nghiệm hiện trường, hỏi cung bị can và trực tiếp tiến hành một số hoạt động nghiệp vụ để thu thập tài liệu chứng cứ, để kiểm tra độ tin cậy của các tài liệu, chứng cứ do Cơ quan điều tra đã thu thập, hoặc Kiểm sát viên trực tiếp lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, hỏi cung bị can, nhất là đối với những vụ án giết người có đồng phạm, án phức tạp, tự mình xác minh các nguồn tin khác phát sinh trong quá trình điều tra vụ án khi xét thấy cần thiết. Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới cần tranh thủ ý kiến và sự giúp đỡ của Viện kiểm sát cấp trên đối với những vụ án rất nghiêm trọng và phức tạp thuộc thẩm quyền cấp mình giải quyết theo chế độ thỉnh thị án để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, nhanh chóng kết thúc vụ án. Thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố trong suốt quá trình điều tra vụ án, thường xuyên nắm chắc tiến độ điều tra để thu thập một cách khách quan đầy đủ các tài liệu, chứng cứ đối với vụ án. Nắm chắc những trường hợp cơ quan điều tra đình chỉ điều tra, phát hiện và hủy bỏ kịp thời các quyết định đình chỉ điều tra khơng có căn cứ, trái pháp luật để phục hồi điều tra vụ án.
Phối hợp tốt giữa hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
Để thực hiện tốt công tác thực hành quyền công đối với các vụ án giết người thì ngồi các biện pháp về nghiệp vụ, cần thực hiện tốt việc phối hợp, hỗ trợ giữa các khâu kiểm sát điều tra, kiểm sát giam giữ, đây là khâu công tác rất quan trọng và cần thiết. Mối quan hệ giữa các khâu nghiệp vụ không chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà trong cả công tác chỉ đạo, điều hành. Kiểm sát giam, giữ phải thông báo cho thực hành quyền công tố biết những trường hợp tạm giữ, tạm giam đã quá thời hạn theo lệnh. Ngoài ra, viện kiểm sát nhân dân phải quán triệt và thực hiện tốt việc phối hợp giữa các
khâu nghiệp vụ được quy định tại các Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.