Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn, có tổng diện tích đất tự nhiên là 68.412ha (bằng 14,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn). Nằm trong tọa độ địa lý 22035’ vĩ độ Bắc và 105044’ kinh độ Đơng, ranh giới hành chính của huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp huyện Bạch Thơng, phía Đơng giáp huyện Ngân Sơn, phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang.
Huyện có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Trên địa bàn huyện cũng được thiên nhiên phú cho nhiều danh lam, thắng cảnh mà điển hình là Hồ Ba Bể với tiềm năng du lịch rất lớn. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông chậm phát triển nên chưa khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương.
- Về địa hình:
Huyện có đặc trưng là miền núi cao, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, hướng núi khơng đồng nhất. Độ cao trung bình trên 600m so với mặt nước biển, nơi có địa hình cao nhất là 1517m (đỉnh dãy núi Phia Bjooc), nghiêng dần theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam và có thể chia làm 3 dạng địa hình chính: Địa hình núi đá vơi, địa hình núi đất và địa hình thung lũng.
Những kiểu địa hình trên tuy có gây khó khăn cho việc phát triển nơng nghiệp hàng hóa, nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng vật ni cho đồng bào các dân tộc trong huyện.
- Về đất đai:
Đất sản xuất nông nghiệp: do điều kiện của huyện miền núi, địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều khe núi có độ dốc cao vì vậy diện tích đất nơng nghiệp rất hạn chế và manh mún. Chủ yếu là các cánh đồng bậc thang có diện tích nhỏ hẹp, hàng năm bị ảnh hưởng của mưa lũ gây xói mịn, làm đất bạc màu rất nhanh. Đây là khó khăn lớn gây cản trở trong q trình xóa đói giảm nghèo của huyện. Cụ thể tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tồn huyện
khoảng 6.777ha, chiếm 9,9% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất trồng cây hàng năm chiếm 84% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Đất lâm nghiệp: chiếm 80% tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện với 54.876ha; đất phi nông nghiệp là 2.023ha; đất chưa sử dụng khá lớn khoảng 13.167ha chiếm 19,3% tổng diên tích tự nhiên tồn huyện.
Huyện Ba Bể xác định đây là một tiềm năng, thế mạnh lớn của huyện, một định hướng kinh tế mũi nhọn cần được quan tâm đầu tư đúng mức trong thời gian tới. Để phát huy được thế mạnh đó, lãnh đạo huyện đã tiến hành giao đất, giao rừng cho người dân, hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích người dân chăm sóc, bảo vệ, trồng rừng...Phát triển kinh tế du lịch sinh thái từ đó nâng cao đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
- Về khí hậu:
Ba Bể có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến thàng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhìn chung Ba Bể có điều kiện thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển nơng lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật ni.
- Về dân cư, lao động, văn hóa, du lịch:
+ Dân số lao động:
Ba Bể có 5 dân tộc chính cùng sinh sống trên 16 đơn vị hành chính xã, thị trấn (200 thơn bản) gồm: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng với 10.025 hộ, khoảng 47.000 người. Trong đó: Dân số nơng thơn khoảng 43.545 người (chiếm 92,7%). Mật độ dân số trung bình là 69 người/km2.
+ Về văn hóa và du lịch:
Ba Bể là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Trong lịch sử phát triển, các dân tộc anh em đã cùng nhau góp sức xây dựng huyện Ba Bể ngày càng giàu đẹp. Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán, tiếng nói, trang phục, những món ăn đặc thù với truyền thống văn hóa khác nhau. Nhưng các dân tộc ln đồn kết sát cánh bên nhau trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù
xâm lược. Nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể rất tự hào với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các lễ hội cũng đã góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên nhân văn - một nguồn tài nguyên quý giá của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Cùng với nhiều địa hình đa dạng, hệ thống sơng suối dày đặc là nguồn nước chủ yếu của hồ Ba Bể, một danh lam thắng cảnh khá nổi tiếng của huyện Ba Bể nói riêng và của tỉnh Bắc Kạn nói chung. Các khu rừng nhiệt đới tạo cho Ba Bể một nguồn tài ngun có ý nghĩa, có thể phát triển các hình thức du lịch như du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa dân tộc, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới. Đây là điểm quan trọng cần lưu ý trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Về phát triển kinh tế - xã hội:
Với phương châm hành động: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm” để phát huy nội lực và thế mạnh của địa phương, chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư hạ tầng kinh tế, thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, cơng tác xóa đói giảm nghèo bền vững, thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nơng - lâm nghiệp. Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Kạn cùng sự năng động nhạy bén của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân trong huyện nên đã đạt được những kết quả đáng kể. Đặc biệt là từ năm 2010, huyện Ba Bể đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của chương trình Nghị quyết 30a, Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ để đầu tư xây dựng hồn thiện nhiều hệ thống kênh mương thủy nội đồng cũng như có các chính sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Từ xuất phát điểm thấp của một huyện nghèo, sau khi tách tỉnh Bắc Kạn cùng với tốc độ phát triển chung của cả tỉnh, huyện Ba Bể có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá. Đặc biệt giai đoạn từ 2003 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của huyện đạt khoảng 11- 12%/năm. Song ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ lực và có đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn huyện, chiếm khoảng 65% cơ cấu giá trị sản xuất. Sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển chậm ( giá trị sản xuất ngành công nghiệp khoảng 12,5%, thương mại dịch vụ phát triển khoảng 22,5%) đặc biệt ngành du lịch tốc độ phát triển và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương.
Năm 1986, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 13.994 tấn, bình qn lương thực đầu người đạt 220kg/người/năm thì đến năm nay (năm 2011) sản lượng lương thực có hạt đạt 27.835 tấn; bình qn lương thực đầu người đạt 550kg/người/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 6 triệu đồng/người/năm.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2011 đạt 6,9 tỷ đồng trong khi đó tổng chi ngân sách là 63 tỷ đồng. Thực tế cho thấy huyện còn phụ thuộc rất nhiều vào sự bao cấp của tỉnh và Trung ương.
Sản xuất nông nghiệp tập trung vào một số cây trồng trọng điểm như: lúa, ngô, đậu tương. Thành tự nổi bật nhất trong kinh tế nông nghiệp của huyện là xóa bỏ thế độc canh cây lúa, tích cực đưa cây, con giống mới vào sản xuất, về cơ bản 100% diện tích đất canh tác đã thay giống mới.
Chăn ni đại gia súc (trâu, bị) cũng là thế mạnh của huyện với các trang trại tập trung có quy mơ vừa và nhỏ. Trong những năm qua, vừa thực hiện đề án phát triển đàn bò của tỉnh, huyện đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển chăn ni trâu, bị. Hiện nay, tồn huyện có 50.000 con trâu, bị, gia cầm có 300.000 con góp phần đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 40 - 45% tổng giá trị ngành nông nghiệp.
+ Thương mại, dịch vụ, du lịch và tiểu thủ công nghiệp: Huyện đang đầu tư để củng cố, cải tạo mạng lưới chợ nơng thơn, đảm bảo mỗi xã có một điểm
dịch vụ thương mại; Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch Hồ Ba Bể - một tiềm năng thế mạnh lớn của huyện.
+ Về đời sống văn hóa - xã hội:
Trong những năm qua, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyên Ba Bể luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hăng hái lao động, học tập công tác trên mọi lĩnh vực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một thay đổi, số hộ nghèo ngày một giảm, số hộ khá giả ngày càng gia tăng, cảnh quan nơng thơn ngày càng sạch đẹp; phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân đồng tình hưởng ứng; nhiều truyền thống tốt đẹp trong nhân dân được khơi dậy, tình làng nghĩa xóm gắn bó với nhau hơn. Những giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống được coi trọng, một số nghi thức trong việc cưới hỏi, tang ma, lễ hội của nhân dân đã phát huy như: truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, hiểu thảo, thủy chung của dân tộc... Qua 5 năm thực hiện phong trào đến nay, toàn huyện có 23.872 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 148 làng đạt làng văn hóa và 151 đơn vị được cơng nhận đơn vị văn hóa; mỗi xã, thị trấn có 01 đội thơng tin lưu động và điểm bưu điện văn hóa xã mở cửa thường xuyên phục vụ nhân dân...với mạng lưới hệ thống cộng tác viên ở các cơ sở góp phần tích cực vào q trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của địa phương.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được cịn có những tác động mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến đời sống xã hội ở nơng thơn. Đó là: lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền đã làm tha hóa một số người trong đó có một bộ phận cán bộ, đảng viên, đã tác động tiêu cực đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở cở sở. Việc du nhập các loại hình văn hóa phẩm xấu, đồi trụy tăng ở số lượng ngày càng lớn, quy mô ngày càng rộng và mức độ tinh vi hơn làm băng hoại đạo đức một bộ phận trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
Để phát triển kinh tế - xã hội đồng thời khắc phục những hạn chế trong lối sống cũ và mặt trái của cơ chế thị trường, huyện ủy, HĐND, UBND huyện Ba Bể đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý các hoạt động văn hóa ở cơ sở, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cụm dân cư, cơ quan văn hóa...đạt tiêu chuẩn được nhân dân đồng tình ủng hộ.