3 Khơng hài lịng 189
3.3.3. Đổi mới phương pháp tổ chức xây dựng đời sống văn hoá
Trước hết, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở về vị trí, vai trị của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. Phải làm cho các cấp ủy Đảng thấu suốt được quan điểm phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với không ngừng, nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sự phát triển đồng bộ của 3 lĩnh vực chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của địa phương.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, của toàn thể đảng viên đối với sự nghiệp phát triển văn hóa. Trong lãnh đạo lãnh đạo cần hướng mạnh về cơ sở, tạo chuyển biến từ cơ sở, tạo ra phong trào từ cơ sở trong việc xây dựng đời sống văn hóa. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao vai trò gương mẫu, đi đầu trong việc xây dựng và phát triển văn hóa. Mỗi hộ đảng viên phải là một gia đình văn hóa tiêu biểu trong các làng văn hóa, xây dựng gia đình hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ.
Cùng với việc phát huy vai trò của lãnh đạo, sức mạnh của tổ chức Đảng, cấn phát huy hơn nữa hiệu quả chức năng quản lý của Nhà nước đối với việc xây dựng đời sống văn hóa. Chính quyền cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa trên địa bàn một cách cụ thể, thơng qua các đề án chi tiết, sát hợp với điều kiện thực tế địa phương. Trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định, chính quyền cần đưa ra các chế tài để kịp thời xử lý các trường hợp tập thể và cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý văn hóa tại địa phương, bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội.
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội gần dân nhất. Trong quá trình vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối phát triển văn hóa của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể, chính trị - xã hội thực hiện chức năng phản biện, tổng hợp tình hình thực tiễn và các ý kiến phản ánh của nhân dân để đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc điều chỉnh, bổ sung các chủ trương, chính sách đối với việc tổ chức và xây dựng đời sống văn hóa cho phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Giai đoạn 2011 - 2020, chủ trương xã hội hóa văn hóa vẫn là chủ trương quan trọng đặc biệt. Xã hội hóa phải thu hút tồn xã hội, các thành phần kinh tế, các tập thể và cá nhân tham gia hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến văn hóa, tạo điều kiện cho văn hóa phát triển rộng khắp, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội có vai trị tạo nên sự đồng thuận xã hội cao để thực hiện chủ trương đó.