Nâng cao nhận thức và trình độ dân trí

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 84)

3 Khơng hài lịng 189

3.3.1. Nâng cao nhận thức và trình độ dân trí

Cần nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể và tồn thể nhân dân, nhất là nơng dân về văn hóa và tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”. Tăng cường tuyên truyền giáo dục biến q trình xây dựng đời sống văn hóa chung trở thành quá trình tự giác của mỗi cá nhân, gia đình và tồn xã hội.

Huyện ủy cần tiếp tục quán triệt trong toàn Đảng bộ, toàn dân, ở tất cả các cấp, các ngành về mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng đời sống văn hóa. Đưa phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng để tập trung lãnh đạo thực hiện.

Giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho nông dân huyện Ba Bể rèn luyện phấn đấu để trở thành người có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm cơng dân, có kiến thức, có sức khỏe, giàu lịng u nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống có tình nghĩa, nhận thức những lợi ích bản thân gắn liền với lợi ích tồn xã hội, chủ động và tự nguyện cống hiến tài năng và sức lực của mình cho đất nước.

Thời kỳ mới địi hỏi người nơng dân phải có trình độ, có kiến thức, có tay nghề mới có thể đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội. Nâng cao khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật trong thời đại khoa học công nghệ, ứng dụng vào sản xuất và trong đời sống xã hội, tạo ra hàng hóa chất lượng cao đang đặt ra cho nông dân những yêu cầu mới. Nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật và tay nghề là những nhu cầu chính đáng của người nơng dân ngày nay, với mong muốn sản xuất ra được nhiều sản phẩm, hàng hóa đạt chất lượng, có thu nhập cho cá nhân và đóng góp cho xã hội, đáp ứng được nhu cầu địi hỏi của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để thực hiện có hiệu quả giải pháp nâng cao nhận thức và trình độ dân trí cho người nơng dân đỏi hỏi các cấp ủy, chính quyền đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách ngành văn hóa phải thực sự quan tâm đến việc tổ chức học tập, tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện những vấn đề về xây dựng đời sống văn hóa. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu trong việc quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng để làm gương cho nhân dân noi theo. Phải làm cho nhân dân ngày một nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, cũng như xây dựng và hình thành lối sống mới.

Giải pháp có ý nghĩa thiết thực vẫn là bằng việc đầu tư các nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, đưa ra các chính sách phù hợp để khơng ngừng nâng cao dân trí cho người nơng dân, nhất là những kiến thức phổ thông, kiến thức về đời sống như khoa học, cơng nghệ, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ mơi trường sinh thái và môi trường văn hóa nhân văn, kiến thức về thị trường, luật pháp... Nếu chỉ tập trung xóa đói, giảm nghèo về vật chất, đưa lại cái ăn, cái mặc thông thường cho người nơng dân mà khơng xóa đói, giảm nghèo về đời sống văn hóa, về dân trí thì cũng có nghĩa là chúng ta mới chỉ chú ý tới cái trước mắt, chưa chú ý tới cái lâu dài, cái có tầm quan trọng, chiến lược. Thực tế cho thấy, việc xóa đói, giảm nghèo về văn hóa, về dân trí cần rất nhiều thời gian mới đạt được hiệu quả.

Không chỉ riêng với huyện Ba Bể mà với cả các vùng nông thôn khác trong cả nước, những năm tới đây, khoa học công nghệ là một “vùng trũng” không thể san lấp trong thời gian ngắn. Bởi vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học của các trường mầm non, trường phổ thơng ở nơng thơn, gắn học với hành, cấn có cơ chế, chính sách riêng, xây dựng chương trình trọng điểm quốc gia để đưa khoa học, công nghệ, kiến thức về hội nhập kinh tế, quốc tế, luật pháp... đến với người nông dân một

cách thường xuyên, liên tục và thực chất, tránh hình thức, hiệu quả thấp như hiện nay.

Đa dạng hóa các hình thức học tập cho nơng dân, phát huy vài trò thực sự của các trung tâm học tập cộng đồng của các hình thức khuyến học gia đình, dịng họ, địa phương, ngành nghề... Kết hợp nêu gương, tạo dư luận lành mạnh, ủng hộ cho cái tốt, phê phán cái xấu, hình thành tình cảm và hành vi tốt đẹp cho người nơng dân, cần tránh các hình thức và phương pháp giáo dục kiểu hô hào, rồi nhận xét đánh giá hay khen, chê. Phương pháp tuyên truyền giáo dục phải trực diện vào những vấn đề của cuộc sống, những biến động của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, các yếu tố tích cực hay tiêu cực, như vậy mới tác động vào tình cảm nhận thức, từ đó làm thay đổi hành vi của mỗi cá nhân người nông dân. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên.

Cần tăng cường tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh bằng các chương trình truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền nét đẹp của văn hóa, truyền thống gia đình, các di sản văn hóa của điạ phương, văn hóa vui chơi giải trí, văn hóa trường học, văn hóa trong cơ quan cơng sở, văn hóa ứng xử nơi cơng cộng, văn hóa giao thơng... nhằm giúp cho người dân có nhận thức tốt hơn. Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu tìm về di sản thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, của địa phương.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w