Phương hướng phát triển văn hoá tinh thần

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 78 - 82)

3 Khơng hài lịng 189

3.2. Phương hướng phát triển văn hoá tinh thần

Xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá là một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng tốt đời sống văn hoá cơ sở để đáp ứng yêu cầu của thực tế đổi mới, hội nhập phát triển của đất nước. Gắn phát triển văn hóa nơng thơn với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Phát triển văn hóa nơng thơn trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu đã đạt được trong cơng tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nơng thôn; việc xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp từng vùng, miền từng dân tộc; đồng thời cụ thể hóa thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện phát triển văn hóa theo phương châm: phát huy vai trị chủ động của cộng đồng dân cư tại địa phương là chính. Nhà nước đóng vai trị hướng dẫn và điều tiết.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về gắn kết phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, phát triển con người và xã hội.

Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, với tư duy đổi mới tồn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, Đảng đã chủ trương đổi mới tư duy trên lĩnh vực văn hóa. Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 05 về nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật và văn hóa văn hóa. Đến Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) tháng 7 năm 1998, Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", khẳng định vai trị của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và tương lai đất nước, “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội", với mục đích “Làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp".

Hội nghị Trung ương 10 (Khóa IX) khẳng định: "Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với khơng ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước".

Đại hội X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, quan tâm chăm lo xây dựng, hoàn thiện những phẩm giá nhân cách tốt đẹp của con người Việt Nam.

Tiếp thu và phát triển đường lối văn hóa của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bổ sung và phát triển trong năm 2011 đã nêu lên định hướng về văn hóa : “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn

hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao".

Đồng thời, với việc hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, có ý nghĩa thiết thực trong xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa nhằm cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đó là, mục tiêu thực hiện của tồn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam và cũng là mục tiêu thực hiện của huyện Ba Bể, trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nơng dân trong huyện.

Thứ hai, thực hiện Nghị quyết của huyện Ba Bể về phát huy vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng phát triển văn hóa gắn kết, là cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới và mở cửa giao lưu văn hóa quốc tế, hàng loạt những thời cơ và thách thức lớn đã và đang đặt ra cho sự nghiệp xây dựng văn hóa ở nước ta nói chung, với đời sống văn hóa huyện Ba Bể nói riêng. Đại hội Đảng bộ huyện Ba Bể lần thứ XX đã xác định phương hướng phấn đấu chung là

Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng tạo ra những sản phẩm hàng hóa, tạo điều kiện cho phát triển cơng nghiệp. Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế....Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Sớm đưa huyện thoát khỏi danh sách huyện nghèo nhất nước [13, tr.67-68].

Để thực hiện được mục tiêu phát huy vai trò văn hóa trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, huyện Ba Bể đã đề ra một số chủ trương như sau:

1. Xây dựng đời sống văn hóa phải bám sát vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khai thác các nguồn lực văn hóa để vừa đóng vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

2. Xây dựng đời sống văn hóa phải góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở địa phương. Cần phải hiện đại hóa, đồng thời phải khai thác, kế thừa và phát huy các giá trị tích cực, tiến bộ của văn hóa trong nhân dân, tạo nên nhiều sắc thái văn hóa đặc sắc, độc đáo và tự hào của quê hương Ba Bể giàu truyền thống lịch sử.

3. Xây dựng đời sống văn hóa phải tạo nên sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, khai thác tốt mọi tiềm năng trong nhân dân để xây dựng và phát triển văn hóa.

4. Xây dựng đời sống văn hóa phải góp phần bảo vệ an ninh chính trị, giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, xây dựng lối sống, nếp sống lành mạnh, chống các nguy cơ cản trở sự nghiệp đổi mới cũng như các tiêu cực trong xã hội. Đấu tranh kiên quyết loại bỏ những yếu tố bảo thủ trì trệ, chống lại các phản văn hóa nảy sinh do tác động mặt trái của cơ chế thị trường xâm nhập từ bên ngoài vào.

5. Xây dựng đời sống văn hóa phải tạo tiền đề để phát triển kinh tế, văn hóa của nhân dân một cách bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo động lực cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, xóa đói, giảm nghèo, đảm baỏ cơng bằng xã hội và không ngừng nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Đây là những chủ trương hoàn toàn đúng đắn cần phải được triển khai thực hiện trong hoạt động của địa phương

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w