3 Khơng hài lịng 189
2.3.2. Những mặt còn tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra
Bên cạnh những thành tựu trên, đời sống văn hóa và cơng cuộc đời sống văn hóa ở Ba Bể cịn bộc lộ nhiều vấn đề cần phải quan tâm:
Một là, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng chưa thật vững chắc, trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền cơ sở cịn nhiều bất cập, do đó nhận thức về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nơng dân cịn hạn chế.
Cơng tác chính trị nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tuy đã có những kết quả tích cực nhưng chưa thật vững chắc. Với xu thế hội nhập, đa dạng hóa, đa phương
hóa các mối quan hệ quốc tế như hiện nay, sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Mặt khác, nhận thức, quan niệm về văn hóa và vai trị của văn hóa chưa đúng nên việc triển khai xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương cịn chậm, chưa tạo được động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong nơng dân, có một bộ phận khơng nhỏ đời sống cịn khó khăn, trình độ nhận thức cịn nhiều hạn chế quan tâm nhiều đến lợi ích cá nhân và trước mắt, coi nhẹ lợi ích tập thể. Trong sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường hiện nay, một số cán bộ đảng viên thiếu gương mẫu trong quá trình thực hiện các quy ước xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở, dẫn đến những giá trị văn hóa truyền thống chưa được đề cao, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền đã có nhiều ảnh hưởng đến mối quan hệ tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư.
Trong gia đình, xóm làng nhiều tệ nạn xã hội và một số hủ tục lac hậu như mê tín dị đoan trên địa bàn vẫn lén lút hoạt động, tệ nạn xã hội cờ bạc, nghiện hút đang là vấn đề nhức nhối ở một số thơn bản, gia đình, dẫn đến tình trạng các danh hiệu đạt được như: làng văn hóa, gia đình văn hóa...dường như khơng có giá trị.
Hai là, cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh cịn nhiều hạn chế.
Việc thực hiện nếp sống văn hóa theo tinh thần xây dựng đời sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội tuy đã đạt được một số thành tựu quan trong nhưng cũng còn nhiều điều phải quan tâm:
Xu hướng phơ trương hình thức có chiều hướng ngày một gia tăng. Nhiều đám cưới ở các xã không tuân thủ các quy chế mới như: mở âm thanh quá lớn, hát hò muộn gây huyên náo, mất trật tự an ninh. Đặc biệt là tình trạng làm cỗ cưới tiệc tùng một cách tràn lan, thậm trí cịn có tình trạng phân biệt khách cưới (khách cơ quan và khách quê) để lại nhiều dư luận không lành mạnh.
Đối với việc tang, ở nhiều nơi vẫn tồn tại một số đám tang để thi hài người chết trong nhà quá 48 giờ, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, xu hướng thiết đãi khách tới dự đám tang vẫn tồn tại.
Về lễ hội Lồng Tổng (xuống đồng) trong quy trình tổ chức nội dung giữa phần lễ và phần hội chưa cân xứng, còn thiên về phần tế lễ, thời gian tổ chức các trị chơi văn hóa và thể thao khơng đáng kể, chưa phong phú.
Việc xây dựng hương ước của nhiều thơn, bản cịn mang tính sách vở, mơ phỏng giống nhau chưa tính đến điều kiện thực tiễn của địa phương. Chưa đề ra được những điều luật chế tài xử lý cho các trường hợp vi phạm. Vì vậy, các tệ nạn xã hội nhất là ma túy chưa được đẩy lùi.
Công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa hay phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã phát triển mạnh song cịn nhiều khó khăn, hạn chế. Việc duy trì để thực hiện sau các cuộc phát động đã khơng thường xun, có lúc, có nơi chậm chuyển biến, chồng chéo, khơng thống nhất trong chỉ đạo quản lý. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nhiều thơn bản cịn lỏng lẻo, ý thức xây dựng nếp sống văn minh, chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường cơng đồng dân cơ chưa cao, cịn mang tính hình thức.
Cơng tác tun truyền giáo dục về ý nghĩa phong trào chưa thực sự sâu rộng, thường xuyên và kịp thời. Hầu hết nếp sống văn hóa sau các cuộc phát động ít thấy trong nơng dân qua hoạt động hàng ngày trên địa bàn huyện, đôi khi một số cán bộ, đảng viên cịn khơng gương mẫu thực hiện, làm ảnh hưởng tới ý thức của người dân.
Ba là, việc xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho hoạt động văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nơng dân huyện cịn nhiều hạn chế.
Kinh tế huyện trong những năm gần đây có bước phát triển quan trọng góp phần đáng kể vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bắc
Kạn. Tuy vậy, sự đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí ...của nhân dân cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn địa phương.
Nhiều thơn, xóm chưa được đầu tư xây dựng nhà họp thơn (nhà văn hóa), sân thể thao và các cơng trình phụ trợ để nhân dân sinh hoạt góp phần rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho nhân dân. Hệ thống loa truyền thanh trên địa bàn huyện chưa được đầu tư đồng bộ, hoạt động chưa hiệu quả đúng cơng năng, do đó việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật và đời sống văn hóa của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân bị hạn chế. Hệ thống các thiết chế và cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa nhìn chung vẫn ở tình trạng xuống cấp, chắp vá, thiếu đồng bộ và hiệu quả sử dụng cịn thấp. Việc đưa văn hóa, văn nghệ đến phục vụ đồng bào các dân tộc tuy đã có cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu các sản phẩm văn hóa, nhất là các sản phẩm văn hóa có nội dung, hình thức phù hợp với trình độ và thị hiếu của nông dân.
Công tác bảo tồn phát huy giá trị của các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh chậm được đầu tư khai thác, các thiết chế văn hóa cịn thiếu nhiều. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa, tun truyền ở cơ sở chưa được quan tâm đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của quần chúng nhân dân.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là:
Ba Bể là một huyện thuần nơng, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng nhìn chung điều kiện kinh tế - xã hội của huyện cịn nhiều khó khăn. Trình độ nhận thức, hưởng thụ văn hóa của nhân dân cịn nhiều hạn chế. Điều đó làm ảnh hưởng tới việc đảm bảo các điều kiện về ăn, ở, học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí cho người dân đặc biệt là những xã có đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào Mơng, Dao) sinh sống. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của phong tục tập qn, thói quen của người nơng dân như: thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, cách nhìn thiển cận, tâm lý tự ti, tính ích kỷ cục bộ địa phương còn nặng nề.
Mặt khác, do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động đến mọi vấn đề của đời sống xã hội. Đồng thời, theo đó những yếu tố văn hóa độc hại từ bên ngồi xâm nhập vào cũng gây khó khăn, phức tạp, cản trở q trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nông dân trên địa bàn huyện Ba Bể.
Mặc dù những chủ trương, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh Bắc Kạn về xây dựng đời sống văn hóa trong thời kỳ mới, trong đó chú trọng đến nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh thần cho nhân dân đã được huyện cụ thể hóa, chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều nơi, nhiều lúc quá ưu tiên cho mục tiêu phát triển kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa. Do đó, nhiều kế hoạch triển khai thực hiện ở cơ sở khơng tránh khỏi tình trạng hình thức, phong trào. Việc phát huy nội lực của nơng dân để phát triển văn hóa tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng hiệu quả vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa chưa được phát huy và hiệu quả thấp, chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu. Song sự đầu tư của Nhà nước, của địa phương và của toàn xã hội vẫn chưa tương xứng, các điểm sinh hoạt văn hóa, giải trí bước đầu được xây dựng nên còn sơ sài, nhiều nơi chưa có. Do đó, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa xây dựng được chương trình, nội dung hoạt động cịn mang tính hình thức nên gây lãng phí. Bên cạnh đó đội ngũ làm cơng tác văn hóa, nhất là văn hóa cơ sở cịn nhiều hạn chế, trình độ khơng đồng đều, nhiều nơi cịn rất yếu, không đáp ứng được yêu cầu cơng tác trong tình hình mới, nhiều nơi cán bộ làm cơng tác văn hóa, thể thao là do kiêm nhiệm và chưa được đào tạo, bổ túc chuyên môn. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới công việc và hiệu quả cơng việc.
Vận động nhân dân xóa bỏ những tập tục cũ về cưới xin, ma chay và lễ hội nhưng những mơ hình sinh hoạt văn hóa mới tiến bộ hơn, phù hợp hơn còn chưa đưa ra được để giúp người dân đạt được mục tiêu cuộc sống của mình, sự gắn kết tình làng, nghĩa xóm và phù hợp với hồn cảnh kinh tế.
Chương 3