Nông dân huyện Ba Bể

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 31 - 34)

Với dân số là 10.025 hộ, khoảng 47.000 người. Trong đó: Dân số nơng thơn khoảng 43.545 người (chiếm 92,7%). Mật độ dân số trung bình là 69 người/km2. Diện tích đất tự nhiên là 68.412ha tài nguyên chủ yếu vẫn là đất đai và lao động, nền kinh tế của huyện vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của nơng dân đã có bước cải thiện, dân chủ được phát huy, tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị từng bước được kiện tồn. Hội Nơng dân huyện được cấp Ủy, chính quyền và các đồn thể khác trong huyện quan tâm, củng cố, phát triển. Đến nay, tồn huyện có 16 cơ sở Hội, 201 chi hội/ 200 thôn bản với 8.393 hội viên chiếm 87% so với hộ sản xuất nơng nghiệp. Bình qn lương thực đầu người đạt 550kg/người/năm. Tổng số hộ nghèo trên toàn huyện là 4.657 hộ trong đó có 2.565 hộ nghèo và cận nghèo là nông dân.

Thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và bằng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo nông dân huyện Ba Bể có điều kiện, cơ hội để cải thiện đời sống và làm giàu cho gia đình, cho quê hương, cho đất nước. Tuy nhiên, thực trạng nông dân hiện nay vẫn đa số là những hộ sản xuất quy mô nhỏ, các hộ chủ yếu vẫn là sản xuất tự cấp, tự túc, năng suất chất lượng thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, nhưng đang xuất hiện ở một số nơi trong huyện các vùng kinh tế mới, vùng cây công nghiệp, cây lâu năm, vùng chăn nuôi đại gia súc, vùng ni trồng thuỷ sản,…với trình độ canh tác tương đối cao theo hướng sản xuất hàng hoá đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Đồng thời với phát triển hàng hóa, nơng dân huyện Ba Bể đi vào xây dựng nông thôn mới với sự đổi mới quan trọng về nội dung cuộc sống, đưa nếp sống mới, khoa học hiện đại vào thơn xóm, làng bản với các kết cấu hạ tầng đường, điện, thơng tin, văn hóa, trường học, trạm xá, bưu điện, chợ, các chính sách hỗ trợ nơng dân trong sản xuất như trợ giá, trợ cước...

Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực, trong đời sống văn hóa ở nơng thơn Ba Bể hiện nay vẫn còn những mặt tiêu cực mới nảy sinh. Bên cạnh đó, mức hưởng thụ văn hóa ở làng, xã cịn thấp; cịn có sự chênh lệch quá lớn giữa các khu vực, vùng miền, thu nhập trong gia đình cịn thấp. Hình thức giải trí chủ yếu là xem truyền hình, nghe đài. Báo chí cho bạn đọc nơng thơn cũng rất thiếu, có nơi hầu như khơng có... phần lớn các nông hộ vẫn là tiểu nông, thuần nông, sản xuất nhỏ là chủ yếu, kết quả sản xuất còn bấp bênh phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, chưa tạo được những vùng chun canh tập trung, cịn nhiều mặt hạn chế.

Nơng dân huyện Ba Bể có nhiều thành phần dân tộc, trình độ dân trí khơng đồng đều, phong tục tập qn của mỗi dân tộc khác nhau. Còn những tồn tại của phong tục tập quán lạc hậu, hấp thụ những cái mới còn chậm và hạn chế, điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh sống phân tán của cư dân dẫn đến yêu cầu phải đầu tư lớn vào quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn huyện Ba Bể.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn và nhằm khắc phục những hạn chế và bất cập trong phát triển nông thôn, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Ba Bể đã xây dựng nhiều giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh, phát huy tốt nhất lợi thế của địa phương, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn, xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nơng thơn, trong đó có xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở là tạo điều

kiện để người nông dân nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa.

Để phát triển văn hóa nơng thơn Ba Bể trong q trình đơ thị hóa địi hỏi phải có những giải pháp cụ thể và được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Quan trọng hơn nữa là tơn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, những hương ước, quy ước tiến bộ, nhằm xây dựng nông thơn văn minh, hiện đại.Thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nơng thơn mới, tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hóa nơng thơn mới trên đại bàn xã, huyện, xây dựng người, gia đình, cộng đồng nơng thơn và mơi trường văn hóa nơng thơn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Từ mục tiêu đến hiện thực là một quá trình. Điều quan trọng nhất của việc xây dựng nông thôn mới, phát triển văn hóa nơng thơn là tạo ra những giá trị mới của nông thơn - một nơng thơn hiện đại phải có những giá trị mới về kinh tế, văn hóa văn minh, hiện đại nhưng vẫn phải bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w