3 Khơng hài lịng 189
3.3.4. Chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá địa phương
Quá trình mở cửa, phát triển kinh tế thị trường, tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền, các khu vực, kể cả vùng núi xa xôi như Ba Bể đã trở thành một động lực cho quá trình phát triển. Tính độc lập, khép kín của mơ hình làng, xã khơng thể tồn tại trước sự “tấn cơng” của q trình tác động này. Mở cửa sẽ tạo ra nhiều thuận lợi, sẽ đón được “gió lành” cho sự phát triển song cũng
khơng thể tránh khỏi những cơn “gió độc”. Vấn đề đặt ra là phải làm sao vừa tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại, vừa bảo vệ được các giá trị cổ truyền của dân tộc, của các cộng đồng dân cư, làng xã đã được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, trong đó bao gồm các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng đến môi trường sống lành mạnh của nhân dân, làm xói mịn đạo đức của con người, nếu khơng ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và cũng không loại trừ nguy cơ mất dần bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là khó khăn thách thức đặt ra trước xu thế hội nhập. Với vai trị văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực, là mục tiêu của sự phát triển, do đó xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh là góp phần thiết thực vào sự phát triển bền vững về nền kinh tế, ổn đinh chính trị xã hội.
Việc bảo lưu các giá trị truyền thống không đối lập với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của các vùng miền khác để phát triển. Vấn đề cốt lõi là biết lựa chọn những yếu tố văn hóa thích hợp, tiếp biến, biến đổi nó cho phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc mình, địa phương mình. Phải chống bảo thủ, chống thụ động, lệ thuộc.
Phải chú trọng giữ gìn và tơn vinh giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua các chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng, tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống kết hợp với việc tổ chức các trị chơi giải trí mới lành mạnh. Duy trì và nâng cao hoạt động của các đội tuyên truyền văn hóa, các đội văn nghệ quần chúng, tăng cường đẩy mạnh hoạt động này vào từng địa bàn cơ sở nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần lành lạnh cho nhân dân. Một trong những yêu cầu hàng đầu của quá trình phát triển, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là phát triển nơng thơn, nhưng phải giữ được văn hóa cộng đồng.