Đời sống văn hóa tinh thần của nơng dân Ba Bể thể hiện qua nếp sống, lối sống

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 55 - 63)

3 Khơng hài lịng 20 6,

2.2.7. Đời sống văn hóa tinh thần của nơng dân Ba Bể thể hiện qua nếp sống, lối sống

nếp sống, lối sống

Văn hóa và phát triển ln là vấn đề thường trực được Đảng ta quan tâm đưa ra những chính sách gắn kết giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đảm bảo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong những năm gần đây việc “nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở mọi vùng đất nước, hướng nhân dân về nếp sống văn hóa, văn minh, chống các hủ tục mê tín, dị đoan” [19, tr.111], luôn được Đảng rất quan tâm. Đồng thời Đảng ta cũng yếu cầu: “đưa các nhân tố văn hóa, tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực

của đời sống xã hội, từ cách ứng xử trong gia đình, trường học cho đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao tiếp,...” [19, tr.112].

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương năm khóa VIII (16/7/1980) đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc. Sau khi đánh giá về thực trạng nền văn hóa nước ta, Hội nghị đã

đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa. Trong đó, vấn đề xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới và xây dựng mơi trường văn hóa được nghị quyết cụ thể hóa. Cả hai nhiệm vụ cụ thể này, đều gắn kết với vai trị của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Vì, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới là xây dựng con người “có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương pháp nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái” [20, tr.59].

Đặc biệt, Nghị quyết đã nhấn mạnh tới việc “Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đẩy lùi các hủ tục, các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm, bạo lực và gây rối trật tự công cộng” [20, tr.60].

Một trong bốn giải pháp lớn để xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là việc phát động phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm huy động mọi nguồn lực toàn Đảng tồn qn và tồn dân ta. Trong đó, bao gồm các phong trào hiện có như: Người tốt việc tốt, Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa, Xóa đói giảm nghèo, Xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa... Tồn bộ các phongtrào này đều hướng tới mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Dưới ánh sáng dẫn đường của Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương V (Khóa VIII), các địa phương nhanh chóng chỉ đạo các cấp, các ngành vận dụng vào thực hiện tại địa phương mình để tổ chức thực hiện. Nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Tỉnh ủy Bắc Kạn và các ban ngành trong đó có vai trị vị trí nịng cốt của Hội Nơng dân tỉnh Bắc Kạn,

Huyện ủy Ba Bể đã có nhiều hoạt động thết thực để đẩy mạnh q trình xây dựng đời sống văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V. Đồng thời, với sự chỉ đạo thường xuyên và sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể, sự đồng tình hưởng ứng tích cực của đơng đảo nhân dân, phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” mà trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, đơn vị, cơ quan văn hóa...của huyện đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều rộng. Phong trào đã thực sự trở thành bộ phận khăng khít với các phong trào thi đua u nước, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra. Đồng thời, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, và là điều kiện để mỗi gia đình, mỗi làng, mỗi cơ quan, đơn vị phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần, loại bỏ tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu để đem lại hạnh phúc, văn minh cho mọi nhà và toàn xã hội.

Huyện ủy đã tổ chức nhiều Hội nghị quán triệt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ năm 2001 đến nay, huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản tăng cường sự chỉ đạo. Xây dựng quy chế làm việc, phân công trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi thành viên, xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch khảo sát, kiểm tra chuyên đề, xây dựng quy ước thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng địa bàn dân cư khơng có tệ nạn xã hội. Kết quả đạt được như sau:

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Việc cưới, việc tang và lễ hội là những hoạt động gắn liền với các phong tục, tâm linh và tín ngưỡng của người Việt Nam từ ngàn đời. Vì vậy, các hoạt động đó thể hiện sâu sắc đặc trưng văn hóa của từng vùng, miền, địa

phương... Tuy nhiên, trong những năm gần đây do tác động của nhiều yếu tố, đã và đang làm biến dạng một vài đặc điểm văn hóa truyền thống, hơn nữa có những yếu tố khơng cịn phù hợp với thời đại mới.

Nhận thức điều đó căn cứ vào Chỉ thị số 27/CT-TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bắc Kạn đã có sự chỉ đạo kịp thời về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội nên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cuộc vận động trên đã góp phần tích cực vào duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho mọi công dân được hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội của Đảng, Nhà nước, Huyện ủy Ba Bể đã chỉ đạo đến từng thơn, xóm từng người dân trên địa bàn huyện, xây dựng quy ước, hương ước của thơn xóm, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng để thay đổi các hủ tục lạc hậu cần xóa bỏ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về việc tang là cơng việc có ý nghĩa về mặt tâm linh của mỗi gia đình, trước đây thường mỗi đám ma kéo dài từ 2 - 3 ngày hoặc lâu hơn do phải kiêng các ngày trùng tang, ngày tuyệt họ, những nhà khá giả quyền quý đôi khi cũng muốn làm dài ngày nhằm tỏ sự long trọng, có hiếu hơn người.

Về việc cưới là cơng việc có ý nghĩa cả một đời người, trước đây thường mỗi đám cưới được tổ chức 3 ngày, với nhiều thủ tục rườm rà, nhất là tục thách cưới, nếu nhà gái thách cưới cao nhiều khi nhà trai phải nhờ họ hàng, làng xóm cho vay, khi cưới họ sẽ trả nợ. Vất vả như vậy nên có câu:

Tham pày slỉn tảo hua Chắng đảy lùa nẳng tẩư (Ba lần đảo đầu váy

Để thay đổi được những hủ tục vốn có từ trước địi hỏi mỗi gia đình phải nhận thức được vấn đề này trong công cuộc xây dựng nếp sống mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền, các ban, ngành đồn thể đã phối hợp tuyên truyền vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân ở các địa phương thực hiện theo tinh thần nếp sống mới.

Về mặt tổ chức lễ hội, huyện đã thực hiện theo đúng tinh thần, nội dung hướng dẫn của cấp trên. Nội dung lễ hội bày tỏ lòng biết ơn, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, của địa phương. Lễ hội đảm bảo được tính trang nghiêm, thiết thực, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn và bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan. Lễ hội đã trở thành dịp để nhân dân phấn khởi sinh hoạt cộng đồng và tâm linh, con em làm ăn các nơi tụ họp về làng tạo thành nếp sinh hoạt văn hóa đặc sắc.

Bảng 2.8: Ý kiến đánh giá của nông dân về việc thực hiện quy chế

tổ chức đám cưới và đám đang ở địa phương

STT Mức độ đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Rất tốt 34 11,3

2 Tốt 261 87

3 Khá 5 1,7

4 Bình thường 0 0

5 Chưa tốt 0 0

Có 11,3% số người được hỏi trả lời việc tổ chức rất tốt, có 87% trả lời tốt, 1,7% trả lời khá. Có tới 98,3% trả lời rất tốt và tốt, điều đó khẳng định việc tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội ở địa phương được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình nơng dân văn hóa

Được sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, HĐND và sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND huyện, sự phối hợp của các ban ngành, đồn thể, sự cổ vũ, hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trong huyện, phong trào xây dựng nếp

sống văn hóa, gia đình nơng dân văn hóa đã đạt được nhiều kết quả tốt. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Hội Nơng dân từ huyện đến xã đã xác định đây là cuộc vận động sát thực với các hoạt động của Hội, sát thực với đời sống của người nông dân. Đông đảo hội viên nơng dân nhiệt tình ủng hộ, hăng hái tham gia, đặc biệt là tiêu chí xây dựng làng văn hóa, gia đình nơng dân văn hóa, được các cấp Hội quan tâm xây dựng dựa trên các văn bản chỉ đạo và tình hình thực tiễn của địa phương.

Hàng năm, Hội Nơng dân huyện đã phối hợp với Phịng văn hóa và các đồn thể khác phát động phong trào “Xây dựng nông thôn mới” đến hội viên nông dân, cụ thể là đăng ký xây dựng gia đình nơng dân văn hóa, tham gia xây dựng làng văn hóa, nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hội đã đưa tiêu chí phấn đấu đăng ký và xây dựng đạt gia đình nơng dân văn hóa vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của xã, làm cho hội viên và gia đình nơng dân hiểu biết nội dung tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa, làng văn hóa để cùng nhau phấn đấu thực hiện.

Bảng 2.9: Tổng hợp số liệu về việc đăng ký phấn đấu và đạt gia đình

nơng dân văn hoá qua các năm

STT Năm Số hộ HV đăng ký XD GĐnông dân VH (Hộ) Số Hộ HV đạt GĐ nôngdân VH (Hộ)

1 2008 5.085 4.028

2 2009 5.851 4.800

3 2010 4.780 4.770

4 2011 5.520 4.420

Nguồn: Báo cáo của Hội Nông dân huyện Ba Bể.

Kết quả thực tiễn cho thấy các gia đình nơng dân đăng ký và phấn đấu đạt tiêu chuẩn gia đình nơng dân văn hóa đều là những gia đình hịa thuận, nền nếp, giữ được gia phong, con cái hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, kinh tế phát triển, mức sống được cải thiện, đời sống văn hóa được nâng cao, con cái được

học hành, đồn kết thơn xóm, thực hiện tốt quy ước, hương ước của thơn xóm. Đặc biệt những gia đình hội viên trẻ đều đăng ký khơng sinh con thứ ba.

Xây dựng làng văn hóa

Xây dựng làng văn hóa là chủ trương được cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành địa phương, trong đó có Hội Nơng dân tích cực hưởng ứng thực hiện, nhằm góp phần xây dựng nếp sống kỷ cương làng xã và khơi dậy truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc.

Xây dựng làng văn hóa đối với người nơng dân chính là làm cho mình, cho dân làng mình, đánh thức lịng tự hào của cộng đồng dân cư sau lũy tre làng. Với ý nghĩa ấy bà con nơng dân đã nhiệt tình tham gia đóng góp tích cực vào việc xây dựng làng văn hóa. Trong xây dựng làng văn hóa, việc xây dựng hương ước làng được các cấp ủy, chính quyền và các đồn thể nhân dân trong huyện đặc biệt quan tâm và coi trọng. Các bản quy ước đều đề cập đến mọi vấn đề của đời sống xã hội, nông thôn, từ việc ăn, ở, đi lại, giao tiếp, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, quan hệ ứng xử, an ninh trật tự...Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng làng, xã được khơi dậy. Những mặt tiêu cực, hủ tục, tệ nạn xã hội được ngăn chặn, bộ mặt đời sống các làng, xã của huyện Ba Bể đang thay đổi và khởi sắc rõ rệt. Đến nay, 100% các thôn, bản, khu phố có hương ước, quy ước được cấp có thẩm quyền phê duyệt., có 86 khu dân cư tiên tiến, 62 làng văn hóa và 51 đơn vị văn hóa được cơng nhận.

Những kết quả đạt được trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa mà các cấp ủy, chính quyền, đồn thể và toàn thể nhân dân huyện Ba Bể trong những năm qua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa của người dân ngày càng khởi sắc, người nơng dân và khu vực nông thôn huyện Ba Bể đã và đang “thay da đổi thịt”, những kết quả đạt được góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc phịng trên địa bàn nơng thơn.

Mặc dù trong những năm gần đây kinh tế huyện có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân đã dần được cải thiện song nhìn chung đời sống hội viên nơng dân cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong hội viên nơng dân cịn cao. Vì vậy, các cấp Hội Nơng dân trong huyện phát động phong trào tương trợ trong nội bộ nông dân và các gia đình chính sách, hội viên vận động nhau đóng góp tiền và cơng sức giúp các hộ có hồn cảnh khó khăn, hoạn nạn thể hiện tinh thần đồn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong nơng dân

Trong những năm gần đây hoạt động văn hóa, văn nghệ trong nơng dân được coi trọng đúng mức, nhiều xã trong huyện thành lập được đội văn nghệ làng, xóm hoạt động dựa trên tình thần nhiệt tình là chính. Hàng năm, Hội Nơng dân huyện phối hợp với các ngành tổ chức các hội diễn, đêm liên hoan văn nghệ như: Liên hoan tiếng hát động quê, Hội thi Nhà Nông đua tài, Hội thi ẩm thực làng quê...Văn nghệ truyền thống được khai thác và phát triển, nhiều nghệ nhân đứng ra truyền dạy cho thế hệ trẻ như: hát then, đánh đàn tính, múa khèn... phục vụ lễ hội, tạo khơng khí vui tươi phấn khởi tại các vùng dân cư.

Phong trào rèn luyện sức khỏe trong nông dân đang dần được phát triển. Ở một vài địa phương, thơn xóm bắt đầu xuất hiện những CLB sinh hoạt văn hóa thể thao như: CLB bóng chuyền xã Hà Hiệu, xã Cao Trĩ và thị trấn Chợ Rã... CLB bóng chuyền nơng dân của huyện Ba Bể đã tham gia thi đấu và kết quả đạt giải nhất tại Hội thi giải “Bóng chuyền Bơng lúa vàng” do Hội Nơng dân tỉnh tổ chức năm 2008.

Tất cả các phong trào đều được trình diễn trong ngày hội truyền thống, nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước đã thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia, ngày càng trở nên phổ biến. Qua đó, đã phát huy sức sáng tạo văn hóa của nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương Ba Bể.

Trong những năm gần đây, hệ thống nhà họp thôn, làng phát triển mạnh. Hiện nay, tồn huyện Ba Bể có 158/200 làng có nhà văn hóa, đặc thù của nhà văn hóa mang tính tổng hợp, trong cùng một thời gian nhà văn hóa diễn ra nhiều hoạt động khác nhau như: Tổ chức biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt của các đoàn thể, nơi giao lưu hội họp của các CLB...Những hoạt động phong phú

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w