Kết hợp tốt xây dựng, phát triển văn hoá và du lịch

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 88 - 95)

3 Khơng hài lịng 189

3.3.5. Kết hợp tốt xây dựng, phát triển văn hoá và du lịch

Phát triển bền vững là giải pháp tối ưu cho sự phát triển của toàn nhân loại, của mỗi quốc gia và mỗi địa phương. Khơng những thế nó cũng là phương châm chỉ đạo sự phát triển của từng lĩnh vực, từng bộ phận của đời sống xã hội. Như vậy, phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cũng là sự phát triển bền vững.

Muốn phát triển bền vững cần coi văn hoá vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, là hệ giá trị có vai trị điều tiết sự phát triển. Là động lực vì các nhân tố sau đây của văn hố đều có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển: Trình độ văn hố (cùng với trình độ kinh tế, mức sống) của cư dân là điều kiện cần để phát triển dịch vụ du lịch; Văn hoá ứng xử của khách du lịch và của cư dân bản địa đảm bảo hiệu quả cao của du lịch.

Văn hoá của ngành du lịch (cơ sở lưu trú, nhà hàng, phương tiện giao thông, doanh nghiệp lữ hành) về các mặt khoa học, đạo đức, thẩm mỹ; văn hoá của dịch vụ du lịch, văn hoá của đội ngũ cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch là nhân tố cực kỳ quan trọng (là cái mà khơng Việt Nam đang cịn thiếu và yếu) giúp thúc đẩy du lịch phát triển tốt đẹp.

Mối quan hệ giữa phát triển du lịch với xây dựng và phát triển văn hoá là mối quan hệ qua lại thể hiện ở dạng thức sau: quan hệ cùng tồn tại, quan hệ cộng sinh (cả du lịch và văn hố có sự hỗ trợ lẫn nhau và đều nhận được lợi ích từ mối quan hệ này). Nỗ lực của ngành du lịch là làm sao cho du lịch và văn hố ln nằm trong mối quan hệ cộng sinh, quan hệ tương hỗ hữu cơ và phải ln giữ vững sự hài hồ giữa hai lĩnh vực này. Muốn vậy, ngành văn hoá và ngành du lịch cần có giải pháp của riêng mình đồng thời cần có những giải pháp là kết quả hợp tác giữa hai ngành.

Ngành văn hoá cần giúp ngành du lịch bằng cách tổ chức tốt các lễ hội, các chương trình văn nghệ (chú ý các loại hình nghệ thuật cổ truyền của dân tộc, của địa phương) phục vụ du khách; làm cho các di tích, các giá trị văn hoá trở thành động lực hấp dẫn du khách, trở thành điểm đến thân thiện, thoải

mái, không bị làm phiền; phối hợp với các cấp chính quyền giáo dục văn hoá ứng xử, văn hoá du lịch cho cư dân địa phương.

Ngành văn hoá cũng cần giúp ngành du lịch trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng các phương tiện truyền thơng đại chúng hùng mạnh của mình, phối hợp tốt với ngành du lịch trong việc tổ chức các sự kiện, các lễ hội du lịch lớn.

Ngành văn hoá cần giúp cho cán bộ, nhân viên của mình nhận thức rõ rằng, nhờ du lịch mà ngành có thể thực hiện tốt chức năng của văn hoá nhằm giáo dục, tổ chức, động viên nhân dân, làm cho di sản văn hố khơng nằm im trong tủ kính, trong bảo tàng, trong các di tích lịch sử rêu phong mà trở nên sống động trong đời sống đương đại, đó là cách xây dựng, phát triển văn hố có hiệu quả cao.

Với ngành Du lịch, trước tiên cần giáo dục cán bộ, nhân viên nhận thức rõ vai trị, vị trí của văn hố với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội nói chung, của sự phát triển du lịch nói riêng. Du lịch vừa là hoạt động kinh tế, vừa là hoạt động văn hoá; nội dung của du lịch mang tính văn hố sâu sắc.

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn mà đại bộ phận tài nguyên nhân văn chính là văn hố. Vì vậy, Đảng bộ và chính quyền huyện Ba Bể xác định hai loại hình mũi nhọn của huyện là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Thế nhưng, một điều dễ dàng nhận thấy là sản phẩm du lịch ở Ba Bể còn đơn điệu, nhiều sản phẩm na ná giống nhau, chưa tạo được thương hiệu mạnh; giữa cơ quan quản lý văn hóa, bảo tàng, di tích - danh thắng và các cơng ty du lịch cịn hoạt động riêng lẻ, chưa tạo được sự liên kết, tiếng nói chung trong hoạt động du lịch... tơi xin đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng văn hóa để phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn

Một là, cần kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và bảo vệ các giá trị văn hóa.

Mối quan hệ biện chứng của du lịch và văn hóa là mối quan hệ tương tác, phối hợp, bổ trợ lẫn nhau. Văn hóa là tác nhân quan trọng cho phát triển du lịch và ngược lại, phát triển du lịch tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

Điều đó có nghĩa là, trong q trình khai thác các giá trị văn hóa phục vụ mục đích du lịch cần phải hết sức chú trọng cơng tác bảo tồn các giá trị văn hóa, tránh các tác động tiêu cực làm cho văn hóa bị mai một, biến dạng so với nguyên bản, bị thương mại hóa. Đồng thời, có kế hoạch đầu tư trở lại để bảo tồn và phát triển văn hóa, làm cho văn hóa được phát triển và thăng hoa.

Hai là, nghiên cứu, lồng ghép các tour du lịch văn hóa hiện có của Bắc

Kạn với mỗi vùng miền trong nước và khu vực Việt Bắc để trở thành những tour du lịch chung của khu vực trên nguyên tắc tôn trọng định hướng du lịch của mỗi địa phương, song có sự điều chỉnh nhằm hạn chế sự trùng lặp về sản phẩm du lịch; khai thác có hiệu quả nhất những giá trị văn hóa đặc sắc của Ba Bể cũng như các tỉnh, thành trong nước và mỗi địa phương trong vùng.

Ba là, kết hợp du lịch văn hóa với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng,

du lịch mua sắm. Không ngừng sáng tạo đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa nhằm tạo thêm nhiều sự chọn lựa cho du khách, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của các loại khách. Đoạn tuyệt với cách làm tour đơn giản, chuyên biệt, độc lập, khô cứng; cần sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức tour du lịch văn hóa, sự kết hợp khai thác các sản phẩm du lịch đặc sắc và có tính đặc thù của Ba Bể và từng vùng miền, từng quốc gia.

Bốn là, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, liên kết để phát triển là

xu thế tất yếu. Vì vậy, cần tăng cường liên kết cơ quan quản lý du lịch quốc gia, các cơ quan xúc tiến du lịch, các công ty lữ hành của Bắc Kạn, các địa phương bạn trong hoạt động khai thác du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch, tạo sự ổn định của hệ

thống dịch vụ sử dụng, mức giá cạnh tranh với các điểm đến khác, liên tục có sự phối hợp trong vấn đề tạo ra sản phẩm chung cũng như việc nghiên cứu đổi mới sản phẩm văn hóa - du lịch.

Năm là, Ba Bể và các địa phương trên tuyến du lịch Việt Bắc cần xây

dựng và triển khai chiến lược quảng bá tuyên truyền hình ảnh đất nước, con người truyền thống văn hóa và tiềm năng du lịch của mình một cách sâu rộng trên phạm vi khu vực và quốc tế. Theo đó, các địa phương trên tồn tuyến tích cực tuyên truyền, quảng bá văn hóa đặc sắc và thế mạnh về du lịch của mình, quảng bá những nét tương đồng văn hóa đặc sắc và tiềm năng du lịch của các tỉnh khác trong vùng, tạo ra sức mạnh chung, có sức lan tỏa mạnh mẽ thu hút du khách khát khao khám phá.

Sáu là, văn hóa do nhân dân sáng tạo ra nên văn hóa là của nhân dân. Vì

vậy, Bắc Kạn cần có những chính sách, những giải pháp tạo điều kiện để nhân dân được trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa nhằm tạo ra mơi trường du lịch - văn hóa cộng đồng phát triển bền vững.

Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch là một hướng đi đúng trong hoạt động du lịch cũng như trong công tác bảo tồn, tôn tạo, xây dựng và phát triển văn hóa. Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Kạn và huyện huyện Ba Bể cần có định hướng đúng và giải pháp hữu hiệu để văn hóa và du lịch đồng hành theo hướng phát triển bền vững và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ. Vai trò của người nông dân trong giai đoạn hiện nay là cực kỳ quan trọng. Xây dựng giai cấp nơng dân và người nơng dân có trình độ khoa học, có đạo đức, lối sống lành mạnh là tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người chủ nghĩa xã hội”. Vì vậy, để xây dựng nơng thơn mới trong thời kỳ tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội như hiện nay, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, người nơng dân cần phải chủ động phát huy vai trị của mình, cùng tham gia lao động, giám sát theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; đề ra những giải pháp, định hướng để xây dựng nơng thơn mới phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Quan tâm xây dựng đời sống văn hố tinh thần cho nơng dân hiện nay là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.

Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu đã đạt được về phát triển kinh tế và xây dựng văn hố ở nước ta cũng xuất hiện tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống trong xã hội nói chung và trong nơng dân nói riêng. Nghiên cứu thực trạng đời sống văn hố tinh thần của nơng dân huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn cho thấy, đa số người nơng dân có đời sống tinh thần lành mạnh, giữ gìn và phát huy được các thuần phong mỹ tục, truyền thống của nơng thơn Việt Nam, có động cơ lao động sản xuất đúng đắn. Tinh thần sáng tạo, năng động là nét mới và phổ biến của nơng dân hiện nay. Q trình nghiên cứu cũng cho thấy các chuẩn mực giá trị trong nơng dân ngày nay cũng có nhiều thay đổi, những thay đổi đó là phù hợp với những thay đổi và đỏi hỏi của thời kỳ mới.

Tuy nhiên, trong nông thôn huyện Ba Bể cịn một bộ phận khơng nhỏ nông dân chưa xác định được động cơ đúng đắn. Một bộ phận nơng dân có biểu hiện lối sống chưa lành mạnh trong quan hệ và sinh hoạt, làm ảnh hưởng đến xã hội ở nơng thơn. Thực trạng đó có cả ngun nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nơng dân trong huyện. Giải pháp xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh cho nơng dân huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn địi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, kết hợp chặt chẽ với nhau và phải thực hiện thường xuyên lâu dài. Trong đó thay đổi tư duy, nhận thức của các cấp lãnh đạo trong huyện Ba Bể nói riêng và tồn xã hội nói chung về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nơng dân phải trở thành yêu cầu thường xuyên của các cấp lãnh đạo, quản lý và của mỗi người nông dân.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w