Đời sống văn hóa tinh thần của nơng dân huyện Ba Bể thể hiện qua văn hóa đạo đức và văn hóa gia đình

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 55)

3 Khơng hài lịng 20 6,

2.2.6. Đời sống văn hóa tinh thần của nơng dân huyện Ba Bể thể hiện qua văn hóa đạo đức và văn hóa gia đình

qua văn hóa đạo đức và văn hóa gia đình

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) nhấn mạnh: “Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý tốt đẹp do cha ông để lại”. Tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một việc làm có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội như hiện nay.

Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh Bắc Kạn, Huyện ủy Ba Bể đã lãnh đạo chính quyền và các ban ngành địa phương coi trọng công tác giáo dục, làm sống dậy các truyền thống quý báu của ông cha ta. Tiêu biểu là lãnh đạo ngành Lao động thương binh và xã hội, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội Người cao tuổi... và nhân dân thực hiện tốt các chính sách xã hội, vận động hội viên, đồn viên giúp đỡ các gia đình chính sách, tặng sổ tiết kiệm, xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa...Cơng tác chuyển hài cốt các liệt sỹ về địa phương được cấp Ủy và chính quyền địa phương trong tồn huyện tạo điều kiện giúp đỡ. Các xã, thị trấn đều tổ chức lễ truy điệu và an táng trọng thể. Đó là những việc làm có tính giáo dục cao thể thiện truyền thống “ uống nước nhớ nguồn”.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phong trào “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” đã thu hút được các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong huyện hưởng ứng tham gia. Hàng năm, lãnh đạo huyện, xã đã thường

xuyên thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng, gia đình neo đơn vào dịp lễ tết. Kết quả, 5 năm qua huyện đã chi 505 triệu đồng cho các hoạt động thăm hỏi, tặng q các đối tượng có cơng, trợ cấp cho các hộ nghèo 302.886kg gạo bằng 2.423.090.000đồng...Ngành lao động huyện trong thời gian qua đã giúp đỡ tạo điều kiện, giải quyết việc làm cho con em các gia đình chính sách, gia đình có hồn cảnh khó khăn. Các cán bộ, hội viên và nhân dân trong huyện cũng tham gia ủng hộ các quỹ của địa phương góp phần chia sẻ với những gia đình có hồn cảnh khó khăn, gia đình chính sách và các phong trào của địa phương.

Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28/6), thơng qua việc triển khai các chương trình hành động về cơng tác gia đình, những năm qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về: vị trí, vai trị của gia đình, Luật phịng chống bạo lực gia đình... được đẩy mạnh, góp phần tích cực nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trị và chức năng của gia đình trong thời kỳ mới. Trong quan hệ gia đình, nếu trước đây những bất cập nổi bật là sự bất bình đẳng, sự thủ tiêu lợi ích cá nhân, cá tính, thì ngày nay - quan hệ giữa vợ và chồng, bố mẹ và con cái có tính dân chủ hơn, vị thế người phụ nữ ở nông thôn được nâng lên, quyền tự do của mỗi cá nhân được coi trọng.

Vai trị của gia đình và dịng họ được bảo lưu bền vững ở các làng, xã. Đó là việc duy trì các bữa ăn chung hằng ngày, việc tổ chức các ngày lễ, tết trong năm, thăm nom cha mẹ, mối quan hệ chặt chẽ giữa ông bà, cha mẹ và con cái trong phạm vi gia đình, việc liên kết làm ăn kinh tế trong dòng họ, giỗ tổ họ, giữa các thế hệ ln có mối liên hệ chặt chẽ và ấm áp. Nếp sống cổ truyền trong đó bố mẹ ở với con cái vẫn được giữ... ... Đây là những nét đẹp và biểu hiện khẳng định sức sống bền vững của gia đình, dịng họ trong lối sống thơn làng của người Ba Bể.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, các giá trị cơ bản của văn hóa làng, xã như gia đình, dịng họ đang giảm dần ý nghĩa đối với một bộ phận dân

cư. Nhiều quan niệm cho rằng, cuộc sống gia đình với sự lo toan cơm áo gạo tiền làm tiêu hao nhiều thời gian, sức lực; các chuẩn mực gia đình gị bó, cản trở tự do cá nhân, từ đó hạ thấp, thậm chí phủ định hồn tồn vai trị của gia đình.

Biểu 2.7: Ý kiến đánh giá của nơng dân về việc quan hệ hàng xóm nơi

sinh sống và ứng xử của con cháu trong gia đình

STT Mức độ đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Rất hài lòng 45 15

2 Hài lòng 255 85

3 Khơng hài lịng 0 0

Có 100% số người trả lời là rất hài lòng và hài lòng về việc quan hệ hàng xóm nơi sinh sống và ứng xử của con cháu trong gia đình. Điều đó chứng tỏ rằng gia đình, dịng họ trong quan niệm của đa số người nơng dân vẫn có vai trị quan trọng. Vì họ cho rằng, gia đình là nơi khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tình cảm và tái sản sinh giống nịi mà cịn là nơi tốt nhất cho việc ni dưỡng tuổi già, sự phát triển của trẻ em... Trong tâm tưởng của người dân, dịng họ cũng có vai trị khơng kém. Thậm chí, quan niệm của đa số người dân cịn khẳng định gia đình, dịng họ hiện nay có vai trị lớn hơn trong quá khứ và ở tương lai vai trị đó vẫn sẽ vẫn tiếp tục được phát huy.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w