ngưỡng tơn giáo
Huyện Ba Bể là một trong những vùng có bề dày lịch sử, văn hóa dân gian, tín ngưỡng và tơn giáo, đang tồn tại trong đời sống của người dân như trong việc thờ cúng, người dân thường cúng tổ tiên là chính và các vị thần cai quản gia đình, làng bản.
Thờ tổ tiên: Bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng, các ngày mừng 01, 15 có chén chà, nén hương, các dịp tết lễ có hương vàng, mâm cúng gia tiên (kiêng thịt trâu, bò, ngựa, dê, chó...)
Thờ bếp lửa: Đồng bào thờ ma bếp ngay tại lửa nhưng khơng có bát hương. Dịp tết làm mâm cúng và thắp hương cạnh bếp lửa, không đun củi bẩn... cũng có hộ cắm hương ở chạn bát hoặc cánh liếp, bên cửa ra vào coi như nơi thờ ma bếp.
Thờ bà mụ: nhà có con trẻ ln phải thờ bà mụ. Nhiều hộ đặt bát hương thờ bà mụ cạnh bát hương tổ tiên, tuy khơng cịn con trẻ nhưng vẫn lưu bát hương này bởi không nỡ bỏ.
Thờ tổ sư: Những người hành nghề cúng, bói (Tào, then, pụt) săn bắn, hái thuốc chữa bệnh... cũng có riêng một bát hương cùng đặt bên bát hương thờ tổ tiên hoặc làm bàn thờ riêng để thờ thánh tướng dạy dỗ và phù hộ cho các cơng việc hành nghề. Vào các dịp tết có mâm cúng đồ chay.
Thờ ma ham: là gồm cả thờ Phật, Pháp. Trước đây trong dịng họ đã có nhiều đời là nghề thầy cúng, nay dù có người kế nghiệp hay khơng cũng phải thờ. Vừa là thờ uy danh, vừa là để phù hộ cho cuộc sống gia đình dịng họ. Nơi thờ bao giờ cũng ở vị trí cao hơn bàn thờ tổ tiên và được cúng đồ chay. Tuy vậy, cũng có hộ đặt thủ lợn cúng ma ham. Ngồi ra, có gia đình cịn thờ ma họ ngoại vì khơng cịn ai thờ tự hoặc thờ người chết cịn trẻ hay chưa có con. Nơi thờ thấp hơn thờ tổ tiên.
Ngồi thờ cúng trong gia đình, người dân cịn thờ các thần linh khác mong phù hộ cho cuộc sống bản, làng như: thờ thần thổ địa (thổ công), thờ thần nông...
Bên cạnh các tín ngưỡng tơn thờ trong dân gian có một số ít theo đạo Phật (quy chùa). Ở Phố Cũ, xã Thượng Giáo nay cịn di tích nhà chùa (gồm một bia đá và một góc sân chùa). Việc tơn sùng đạo Phật hay đạo Giáo trong nhân dân chủ yếu là được kết với các tín ngưỡng dân gian.
Thầy cúng, thầy bói được dân gian coi là người “sáng mắt”, là người làm trung gian giữa âm dương, có phép thuật, có khả năng tiếp xúc, thơng báo, cầu xin, cống lễ các ma, các thần linh để người vật, làng bản tai qua nạn khỏi, sống yên lành. Có thể nói họ đã góp phần tạo nên sự tồn tại và phát triển của đạo giáo trong đời sống dân gian và trở thành đồ đệ của đạo này. Tuy nhiên, cũng có thầy cúng dựa vào tín ngưỡng để mê hoặc người đời, làm những việc thiếu lành mạnh.
Giống như nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Kạn, nơng dân huyện Ba Bể có đời sống nghệ thuật và các sinh hoạt văn hóa dân gian khá phong phú đa dạng mang đậm nét đặc trưng cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Từ lâu lễ hội dân gian đã bám sâu vào tâm thức những người dân nơi đây, trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa xã hội ni dưỡng tâm hồn con người vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ, đồng thời thúc đẩy việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của quê hương Ba Bể. Lễ hội được tổ chức vừa là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng thần linh vừa là hoạt động vui chơi giải trí, là sinh hoạt văn hóa tinh thần gắn bó mật thiết với hoạt động sản xuất vật chất. Lễ hội văn hóa phải kể đến ở Ba Bể đó là lễ hội Lồng Tổng (lễ hội xuống đồng) mang đậm nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân, góp phần làm đa dạng hóa trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, lễ hội nơi đây vẫn lưu giữ được những nét truyền thống quý báu. Điều này cho thấy một Ba Bể tồn tại và phát triển ngày càng văn minh, tiến bộ vẫn xây dựng nền tảng văn hóa.
Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng. Đây là lễ hội lớn nhất của người dân Ba Bể, có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ bắt đầu với phần rước lễ của các xã trong huyện, chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh ban cho mưa thuận gió hồ, con người khoẻ mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu; phần hội có các trị chơi của dân làng như trị ném còn, bịt mắt bắt dê, hay phần thi đấu bóng chuyền, các tiết mục văn nghệ đặc sắc của đồng bào dân tộc…đặc biệt, lễ hội Xuân Ba Bể còn diễn ra trò chọi bò và đua thuyền độc mộc. Hàng năm, cứ vào mùa khai hội có hàng vạn người từ nhiều vùng, miền kéo về đây dự hội tạo nên khơng khí đơng vui háo hức, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của người dân.
Duy trì và phát huy những giá trị văn hóa ở các xã của huyện Ba Bể, chính là góp phần vào việc gìn giữ những nét văn hóa dân gian chung của dân tộc. Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, thơng tin, việc bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịc sử văn hóa, cánh mạng ln được các cấp ủy và chính quyền các địa phương quan tâm chú trọng.
Tác giả luận văn tiến hành thăm dò 300 phiếu với câu hỏi: “ Gia đình ơng, bà, anh, chị có tham gia lễ hội của địa phương khơng? ”, đã cho kết quả như sau:
Bảng 2.3: Số liệu thống kê nông dân tham gia lễ hội của địa phương
STT Mức độ đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Thường xuyên 70 23,3
2 Thỉnh thoảng 180 60
3 Ít khi 50 16,7
4 Khơng tham gia 0 0
Có 23,3% số người được hỏi trả lời thường xuyên tham gia lễ hội ở địa phương, có 60% trả lời thỉnh thoảng, 16,7% trả lời ít khi và 0% trả lời khơng tham gia. Như vậy, nhu cầu tham gia lễ hội của nông dân ở đây rất lớn và cần phải tổ chức tốt các lễ hội để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.