Dự báo về nhu cầu phát triển văn hoá tinh thần

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 74 - 78)

3 Khơng hài lịng 189

3.1. Dự báo về nhu cầu phát triển văn hoá tinh thần

Giai đoạn 2011 - 2020 giữ vai trị quyết định trong việc có thực hiện thành cơng hay khơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là giai đoạn được dự báo có những biến đổi rất mạnh mẽ về nền kinh tế - xã hội trong khu vực và trên thế giới, trực tiếp tác động (cả tích cực và tiêu cực) đến sự phát triển của Việt Nam. Bản thân Việt Nam cũng đã và đang trong quá trình tự đổi mới sâu sắc về kinh tế - xã hội, vững bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì thế, sự biến đổi văn hóa ở nơng thơn nói riêng và cả nước nói chung là một tất yếu khách quan.

Nông thôn Việt Nam vốn chậm thay đổi so với đô thị nhưng với mục tiêu đến năm 2020, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn gấp 2,5 lần năm 2008, tiếp cận mức sống của các đơ thị trung bình, lao động nơng nghiệp chỉ cịn khoảng 30% tổng số lao động xã hội...Dự báo các giá trị văn hóa ở nơng thơn Việt Nam sẽ có nhiều biến đổi và biến đổi với tốc độ nhanh chóng [28, tr.207-208].

Quy hoạch của tỉnh Bắc Kạn đối với huyện Ba Bể giai đoạn 2011 - 2020, nhằm đưa huyện thoát khỏi danh sách các huyện nghèo nhất nước, sẽ tạo nhiều biến động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và văn hóa.

Sự biến đổi về giá trị văn hóa

Các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành trên nền tảng vững chắc của điều kiện tự nhiên, sinh thái, điều kiện lịch sử, điều kiện xã hội, sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới. Vì thế, nó có tính bền vững rất cao và thể hiện đậm nét bản sắc dân tộc. Tuy vậy, cùng với sự biến đổi tự thân, các giá trị văn hóa cịn biến đổi do sự tác động trực tiếp và gián tiếp của môi trường, của nền cảnh đã sản sinh, ni dưỡng nó.

Tinh thần cần cù lao động sẽ gắn kết sâu sắc hơn với sự sáng tạo trong sản xuất và đời sống. Người nông dân trong những năm tới sẽ khôn ngoan hơn, linh hoạt hơn, khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh cũng cao hơn.

Tinh thần gắn kết cộng đồng vẫn là một giá trị vượt trội của người nơng dân và tình làng nghĩa xóm vẫn là một trong những tình cảm sâu nặng (trong khi ở đơ thị lại có nguy cơ lỏng lẻo dần). Điều kiện cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện, mức sống và dân trí được nâng lên nhanh chóng, người nơng dân muốn làm điều tốt cho người khác nhiều hơn, nhưng đồng thời tinh thần phê phán cũng mạnh mẽ hơn trước những cái xấu, những biểu hiện phi đạo đức, phi nhân tính.

Bên cạnh đó, những giá trị về tuổi thọ , sống có chất lượng (ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn, thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh...), về tình yêu và hạnh phúc gia đình...cũng sẽ được người nơng dân hướng tới nhiều hơn.

Sự biến đổi về nhu cầu văn hóa: Đó là xu hướng mong muốn có một

cuộc sống đầy đủ, có nhà cửa khang trang, tiện nghi sang trọng, con cái học hành đến nơi đến chốn, các thành viên trong gia đình được bảo vệ và chăm

sóc sức khỏe, được sống lâu, được hưởng thụ các sản phẩm văn hoá tinh thần ngày càng phong phú và chất lượng cao.

Sự biến đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động văn hóa: Các thiết chế văn hóa, thể thao được hồn thiện và nâng cấp, hệ thống đài truyền thanh cấp huyện sẽ nhanh chóng được hiện đại hóa và thực hiện nhiệm vụ của một đài truyền hình địa phương.

Các cửa hàng dịch vụ văn hóa cũng được dự báo là sẽ phát triển khá nhanh để cung ứng các sản phẩm văn hóa tới người tiêu dùng.

Sự biến đổi về cơ cấu tổ chức và hoạt động văn hóa: Hoạt động văn hóa ở nơng thơn sẽ thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân hơn. Trong các sinh hoạt văn hóa, hoạt động dịch vụ (có tính chất bán chun nghiệp) sẽ có điều kiện phát triển, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển văn hóa ở địa phương.

Sự biến đổi về lối sống, phong tục tập quán:

Lối sống của người nơng dân thích ứng nhanh hơn trước sự thay đổi của hồn cảnh xung quanh, do vậy bên cạnh cách ứng xử xuề xòa vẫn thường thấy là yêu cầu về một khơng khí dân chủ hơn, minh bạch hơn trong các mối quan hệ trên - dưới, trong - ngoài.

Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã và sẽ làm cho nhiều phong tục, tập quán phải biến đổi như một số phong tục mừng nhà mới, cưới xin, ma chay, lễ hội dân gian...có xu hướng đơn giản hóa dần các chi tiết lễ nghi rườm rà, phức tạp, đôi khi pha chút mê tín dị đoan. Một số phong tục mới hình thành như lễ tân binh lên đường nhập ngũ, hay các sinh hoạt của các bạn đồng ngũ, đồng môn...cũng đã và sẽ tạo những phong tục, tập quán mới ở địa phương.

Bên cạnh những biến đổi tiêu cực trên, lối sống của người dân dự báo là sẽ có biến đổi tiêu cực. Dễ nhận thấy nhất là lối sống chạy theo giá trị vật chất, thực dụng, lãng phí, nhiều người phải ly hương đi ra các đô thị để kiếm sống. Những tiêu cực ở nơng thơn có nguy cơ gia tăng, có thể làm rạn vỡ đạo lý ngay trong mỗi gia đình.

Việc ma chay, cưới xin tuy có bớt đi nhiều chi tiết rườm rà, nhưng ăn uống linh đình hơn, tạo áp lực và cuốn theo cả những hộ kinh tế khó khăn vào vịng xốy của căn bệnh hình thức, lãng phí.

Dự báo mâu thuẫn, rủi ro và các lực cản đối với sự phát triển văn hóa

Tăng trưởng kinh tế nhưng tài ngun khống sản có nguy cơ cạn kiệt, môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm năng nề, kéo theo thực trạng là người nông dân ăn no, mặc ấm, nhưng tình trạng bệnh tật nguy hiểm đến tính mạng gia tăng, tuổi thọ của một bộ phận nông dân giảm, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm chậm.

Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân được cải thiện và nâng cao, nhưng khoảng cách giàu nghèo cũng ngày càng lớn hơn, chi phí cho học hành và khám chữa bệnh ...ngày càng tăng, dẫn đến những người nơng dân khơng có điều kiện kinh tế sẽ gặp khó khăn và cơ hội để được hưởng thụ văn hóa cùng khơng thể bình đẳng như những người khác.

Mâu thuẫn giữa nhu cầu văn hóa của người dân tăng lên rất nhanh với tình trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động văn hóa chậm phát triển, lạc hậu, chắp vá, thiếu thốn, khơng đồng bộ.

Mâu thuẫn giữa trình độ dân trí ngày càng được nâng lên với khơng khí dân chủ ở nơng thơn chậm được cải thiện, người nơng dân vẫn “đói” thơng tin, nhất là ở vùng nơng thơn miền núi.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Xung quanh yếu tố con người ở nơng thơn, cịn hàng loạt vấn đề bức xúc đã và sẽ đặt ra. Đó là:

Tâm lý của người nơng dân sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, khép kín vẫn cịn tương đối nặng nề. Điều này khiến cho việc hình thành lối sống mới ở nông thôn diễn ra một cách chậm chạp và không chắc chắn.

Việc làm và mức sống thấp là những thách thức để giải bài toán phát triển văn hóa ở nơng thơn. Thời gian mà người nơng dân gọi là “nông nhàn” thực chất là thời kỳ khơng có việc làm, kéo dài từ 3 - 4 tháng. Phần lớn các làng quê đều có người đi làm ăn xa, một số người trở về quê đem theo luôn cả tệ nạn nghiện hút ma túy, cờ bạc, phá vỡ hạnh phúc gia đình.

Người nơng dân “đói” nghiêm trọng khoa học - cơng nghệ, thị trường, do vậy hàng hóa nơng sản, hàm lượng tri thức thấp, giá cả bấp bênh. Các trường học, nhất là trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ở địa bàn nông thôn không gắn được học với hành, chưa trở thành chỗ dựa tin cậy hoặc một “trung tâm” văn hóa để trợ giúp cho người nơng dân xóa “đói” về khoa học, cơng nghệ phục vụ sản xuất và đời sống. Hiện tượng mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w