Đời sống văn hóa tinh thần của nông dân huyện Ba Bể thể hiện qua phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 46)

qua phong tục tập quán

Người nông dân huyện Ba Bể hiện còn lưu giữ khá nhiều phong tục tập quán. Trong số rất nhiều những phong tục ấy, có những làng có hầu như tất cả, có những làng cịn lại vài phong tục chính, nhưng hầu như người nơng dân nào cũng khẳng định sức mạnh, tính tích cực của phong tục, tập tục trong sinh hoạt văn hóa ở nơng thơn. Về tập tục hiện có ở nơng thơn, người dân chú ý lễ cúng gia tiên, lễ cưới xin, lễ ma nhét ( lễ thôi nôi), lễ sinh nhật, chúc thọ, lễ nối số, việc tang...

Lễ ma nhét: Con đẻ đầu lịng trịn tháng tuổi (có nơi 29 ngày đối với con gái, 30 ngày đối với con trai) thì làm lễ ma nhét. Gia đình làm cỗ mời họ hàng nội, ngoại, làng bản đến chia vui ăn mừng.

Lễ nối số: Khi cha mẹ già yếu, ốm đau nhiều, có thể quan niệm là sắp tận số thì con cháu trong gia đình mời then hoặc pụt, thậm chí mời cả thầy tào đến làm lễ nối số. Lễ thường được tổ chức vào mùa xuân và phải có một số thứ như: bánh giã mỏng rắc bột (Pẻng moọc) để “đắp phai”, giấy cuộn làm bồ thóc tượng trưng để “chứa lúa”. Dùng cọng tàu lá chuối làm “nhà”, làm “bè

mảng” chở lễ lên thiên đình. Ngồi ra, cịn có gốc cây tre non còn cả rễ để trồng, hai cây vầu hoặc trúc nhỏ làm thang (nam 7 bậc, nữ 9 bậc) treo rọ hồn...đẻ nộp lên thiên đình, xin gia hạn ngày tận số...Dịp này con cháu, họ hàng mang gà, rượu, gạo nếp, bánh trái hoặc vải, quần áo đến mừng, biếu mong các cụ sống vui, sống khỏe, tăng tuổi thọ.

Trong việc tang thì họ cũng quan niệm rằng "nghĩa tử là nghĩa tận" nên khi có người chết, tang lễ được tổ chức trọng thể và thường mời thầy Tào về cúng. Ngày đưa phải kiêng ngày trùng tang, mùa xuân kiêng ngày thìn, mù hạ ngày mùi, mùa thu ngày tuất, mùa đông ngày sửu và kiêng ngày tuyệt họ (các họ Hoàng, Hà, Ma, Bế kiêng ngày dần, họ Cao kiêng ngày thân)...

Như vậy, có thể thấy trong sự phong phú, thậm chí phức tạp của sự tồn tại các tập tục tại nơng thơn, có sự tập trung tôn vinh một số tục đẹp, phù hợp với truyền thống sinh hoạt và văn hóa truyền thống như: lễ mừng thọ, lễ cúng gia tiên, lễ thơi nơi... Đó là xu hướng cần được hỗ trợ, khuyến khích. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng để loại bỏ dần những hủ tục vẫn còn đây đó trong đời sống sinh hoạt làng xã, trong các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, đặc biệt là cầu cúng, hủ tục trong lễ hội...

Tập quán mưu sinh của nông dân Ba Bể:

Tập quán trồng trọt: canh tác ruộng nước và canh tác trên nương. Trong trồng trọt vừa chuyên canh vừa đa canh nên các loại cây trồng khá đa dạng, phong phú. Trong lao động sản xuất nơng dân Ba Bể có tập quán giúp đỡ nhau với hình thức đổi cơng để sử dụng lao động hợp lý khả năng lao động của mỗi người nhằm đêm lại năng suất hiệu quả cao.

Ngày nay, với chủ trương phát triển kinh tế hộ gia đình, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống, vốn đã khiến đồng bào ra sức cùng thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni, đa dạng hố sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo quản lý của Nhà nước. Vì vậy, hơn 25 năm qua,

sản xuất nông nghiệp của nông dân huyện Ba Bể được cải thiện rõ rệt. Những hộ nơng dân đói nghèo ngày càng giảm theo các năm.

Tập quán chăn nuôi: Do nhu cầu về thực phẩm, sức kéo và phân bón,… các hộ nông dân đều chăn nuôi một số loại gia súc, gia cầm. Trong cơ chế thị trường với chính sách khuyến khích và sự hỗ trợ giống, vốn của Đảng, Nhà nước, việc chăn nuôi trong các hộ nông dân đang từng bước phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi trâu, bò…Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, chăm sóc và phịng trừ bệnh…nên hiệu quả chăn ni đã được nâng cao góp phần xố đói giảm nghèo, nhiều hộ đang từng bước trở nên giàu có. Tỷ trọng thu nhập chăn ni của nhiều hộ đã lớn hơn thu nhập từ trồng trọt cây lương thực.

Tuy nông dân huyện Ba Bể sống về nghề nông nhưng cũng khá thành thạo các nghề thủ công, tạo ra nhiều sản phẩm cho đời sống hàng ngày của gia đình như: dệt vải, đan lát, làm nhà, nấu rượu…Tuy nhiên, sản phẩm thủ công chưa nhiều, chưa trở thành hàng hố, người làm nghề thủ cơng chưa tách khỏi sản xuất nông nghiệp.

Đến nay, đời sống của nông dân từng bước được nâng lên, số hộ nông dân đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp hàng năm ngày càng được tăng lên và nhiều hộ đã mua sắm được các trang thiết bị cho gia đình để phục vụ cuộc sống.

Bảng 2.2: Số liệu hộ nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi

các cấp qua các năm

STT Năm Số hộ đ.ký SXKD giỏi (Hộ) Số hộ đạt SXKD giỏi (Hộ)

1 2008 250 229

2 2009 659 340

3 2010 675 3.248

4 2011 505 444

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá tinh thần của nông dân huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w