Nhà ở
Người Sán Dìu ở nhà nền đất. Vị trí nhà thường được chọn dựng ở chân đồi hoặc ven rừng, gần ruộng, nương, gần nguồn nước, mặt quay về hướng đông hoặc đông nam. Nhà của đồng bào thường được bố trí trong một khn viên nhất định, gồm: nhà, bếp, chuồng gia súc, giếng nước, cơng trình phụ. Nhà ở có kết cấu đơn giản với vật liệu làm nhà chủ yếu là gỗ làm cột, tre làm đòn, nứa làm phên, cỏ gianh để lợp mái. Bếp được dựng bằng phên nứa, dựng cột, lợp cỏ gianh. Nhà cổ truyền của người Sán Dìu thường là nhà đất khung gỗ, tre, nhà có đơng người thường làm 5 gian 2 chái, nhà ít người thường làm 1 gian 2 chái, thơng thường nhà thường có 3 gian 2 chái. Gian chính giữa nhà là nơi để bàn thờ tổ tiên, phía bên dưới kê một chiếc sập gỗ. Gian chính giữa thường thụt vào và 2 gian đầu hồi nhô ra, tạo thành một hàng hiên ở giữa. Mỗi gian đều có cửa mở ra hiên.
Gian hồi phía bên phải là nơi sinh hoạt cho con dâu, gian hồi bên trái là nơi sinh hoạt của bà chủ nhà hoặc con gái. Giáp đầu hồi bên phải là nhà bếp, gần đầu hồi bếp là giếng nước. Gần đầu hồi bên trái là chuồn gia súc. Chuồng được chia nhiều ngăn để tiện nuôi nhốt các loại gia súc, gia cầm và để chứa củi. Ngày nay, đời sống khá hơn, đồng bào có điều kiện làm những ngơi nhà đẹp và khang trang hơn, tường tranh vách đất được thay thế bằng gạch và xi măng, nhà lợp mái lá được thay bằng mái ngói hoặc đổ bê tông kiên cố.
Trang phục
Trang phục của người Sán Dìu khá đơn giản. Vải để may trang phục thường là vải được nhuộm chàm hoặc đen. Trang phục truyền thống của nam giới thường có khăn xếp, khăn vấn đầu, áo ngắn, áo dài, thắt lưng vải màu chàm, quần lá toạ, đi chân đất hoặc guốc gộc đẽo bằng gốc tre hoặc gỗ. Trước
đây, nam giới thường để tóc dài, búi sau gáy, búi tóc được cài trâm làm bằng xương nai hoặc bạc. Vào những ngày lễ hội, nam giới đơi khăn xếp Hiện nay nam giới Sán Dìu đều cắt tóc ngắn, mặc quần áo như người kinh.
Trang phục truyền thống của phụ nữ cũng bao gồm khăn đội đầu, áo ngắn, áo dài, váy, dây lưng, xà cạp và đồ trang sức bạc. Váy được cấu tạo khá độc đáo: mỗi chiếc váy có từ hai đến tám mảnh vải cùng đính trên một cạp, các mảnh vải không khâu liền mà để rời, các mảnh giao nhau 10 đến 15cm. Hai đầu váy có dây dệt để khi mặc buộc thắt lại, dây váy con gái có tua xanh đỏ, dây váy người già có tua màu xanh đen.
Dây lưng được làm bằng lụa hoặc vải. Có hai loại dây lưng, một loại làm bằng vải lụa với nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, hồng. Loại thứ hai là thắt lưng “bao” được khâu bằng vải thành hình ống dài, hai đầu dây lưng để tua. Dây lưng được quấn vòng quanh bụng, bên ngoài áo, hai đầu dây thừa được thả dọc theo hai bên thân phía trước.
Xà cạp (Kiọoc sen) được làm bằng vải khổ rộng 15 đến 20cm, dài 1,5 đến 2m, để nguyên màu trắng hoặc nhuộm chàm. Phụ nữ thường cuốn xà cạp vào mùa đông, ngày lễ, khi đi làm nương, ruộng để tránh bị đỉa, gai cào.
Phụ nữ Sán Dìu ít sử dụng đồ trang sức, chỉ trong các dịp lễ tết hay đám cưới họ mới đeo mấm tai, vịng cổ, tầm xích, vịng tay và nhẫn bằng bạc. Món đồ trang sức nổi bật của phụ nữ Sán Dìu đó là túi đựng trầu và con dao têm trầu. Túi đựng trầu có hình múi bưởi nhưng to hơn được may và thêu công phu bằng chỉ ngũ sắc. Miệng túi được luồn sợi dây tết bằng chỉ màu. Túi đựng trầu luôn được các bà, các chị đeo bên người. Con dao têm trầu với vỏ gỗ được chạm khắc cơng phu.
Ẩm thực
Trong văn hố ẩm thực, người Sán Dìu có những đặc điểm rất riêng biệt. Trong bữa ăn hàng ngày của người Sán Dìu, bên cạnh nồi cơm không thể
thiếu nồi cháo lỗng, có bữa chỉ ăn cháo với khoai, sắn. Mặc dù sau này, khi kinh tế khá hơn nhưng trong bữa ăn vẫn thường xuyên có nồi cháo lỗng.
Từ lâu, người Sán Dìu đã biết hái các loại lá rừng để đun nước uống. Nước lá này khơng chỉ để giải khát mà cịn có các tác dụng khác như mát gan, lợi tiểu, ngủ ngon, chữa trị một số bệnh thông thường khác. Rượu cũng là thức uống phổ biến của người Sán Dìu. Người Sán Dìu ở Sơn Dương, Tun Quang cịn nổi tiếng với rượu mật mía. Người ta ép hết nước trong cây mía, lấy nước lã tưới lên bã mía rồi đem bã mía đi ép lại lần nữa. Sau đó dùng men rượu giã nhỏ, rắc lên bã mía để ủ trong vại khoảng 3 ngày. Khi ghé tai vào vại nghe tiếng sủi lăn tăn thì đem ra nấu theo kiểu rượu cất.
Thức ăn thường là cà muối, các loại rau, ít khi có thịt cá. Gà, vịt chỉ được thịt vào dịp lễ tết hoặc khi có khách q. Khi trong nhà có việc lớn thì mới mổ lợn. Rau có mặt thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, mùa nào thức nấy. Người Sán Dìu ăn hai bữa chính trong một ngày, một bữa vào khoảng 10 – 11 giờ trưa và một bữa vào khoảng 6 – 7 giờ tối.Ngồi ra cịn hai hoặc ba bữa phụ, bữa điểm tâm. Bữa sáng thường ăn khoai song chủ yếu vẫn là ăn cháo. Một bữa vào khoảng 1 – 2 giờ chiều, trước khi đi làm đồng, món chính vẫn là cháo.
Người Sán Dìu có nhiều cách để chế biến món ăn như: chế biến bằng lửa (nướng – chác, rán – hóc, xào – xáo, luộc – lộc,…), chế biến không qua lửa (gỏi – chụ nhúy sang, làm chua – chụ shen, mẻ – lạng slang chốc, nộm – chụ nộm) và chế biến kết hợp (làm tái – chụ song nhốc, tương – chụ tương). Đồng bào cũng có nhiều cách bảo quản và tích trữ thức ăn như làm khô (slại chao), thịt ướp (dép nhộc), làm thính (nhộc trụ chạo) và bó lá cỏ tranh. Thơng thường những món này đều được ướp rất nhiều muối nên sẽ rất mặn, bởi chỉ có làm như vậy mới có thể bảo quản thức ăn được lâu, không bị ôi thiu.