Về cơ bản, tang ma của người Sán Dìu ở huyện Sơn Dương hiện nay vẫn được tổ chức theo phong tục cổ truyền. Tuy nhiên, do đời sống kinh tế ngày càng khá, giao thông đi lại thuận tiên nên rất thuận lợi cho việc giao lưu tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc, nhất là người Kinh, đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến văn hố tang ma của người Sán Dìu. Nghi lễ tang ma của đồng bào ngày nay đã được rút ngắn về thời gian tổ chức, giảm bớt rất nhiều thủ tục rườm rà. Nhiều nghi thức chỉ cịn mang tính hình thức, tượng trưng để các con cháu yên tâm.
Trước đây, khi đón thầy cúng đến, con cháu phải ra tận ngõ đón thầy, làm lễ vái lạy thầy để tỏ lịng kính trọng, ngày nay việc đón thầy chỉ cịn mang tính chất đại diện, khơng cịn q khắt khe như xưa.
Do ảnh hưởng của văn hoá người Kinh, ngày nay, nghi lễ tang ma của người Sán Dìu cịn có phần đọc điếu văn bằng tiếng phổ thông để vĩnh biệt
người quá cố trước khi đưa linh cữu ra ngoài. Ngoài ra phần lớn các đám ma ngày này đều có các bức trướng viếng và các vịng hoa, hoa trắng dành cho những người chết chưa lập gia đình, vịng hoa nhiều màu sắc dành cho các đối tượng còn lại.
Trang phục trong tang ma cũng có sự thay đổi. Trước hết là trang phục của thầy cúng. Trước đây có sự phân biệt rõ ràng về trang phục của thầy Cả, thầy giúp việc. Thầy Cả thường mặc áo có thêu đủ các loại hoa văn, đầu đội mũ vải may theo kiểu mũ Đường Tăng, trên mũ có th các hình hoa văn với màu chủ đạo là đỏ, xanh và đen. Thầy giúp việc mặc áo cà sa, thường là màu nâu hoặc đen. Tang chủ mặc quần áo trắng bằng vải mộc, những người đến viếng đám ma dù khơng phải họ hàng thân thích cũng đều phải thắt khăn tang. Ngày nay, khi tiến hành các nghi lễ trong tang ma, chỉ có thầy Cả là buộc phải mặc áo thuê hoa văn, các thầy giúp việc có thể mặc áo cà sa hoặc không mặc, họ khơng cịn chú trọng đến việc mặc áo cà sa nữa. Tang chủ dùng vải xô trắng, mặc quần áo tang màu đen như người Kinh; khi đi lao động hay đi làm ở các cơ quan nhà nước, họ không đeo khăn trắng mà chỉ đeo băng đen nhỏ trước ngực. Sự thay đổi này cũng làm mất đi nét văn hoá đặc trưng của người Sán Dìu.
Lễ vật cúng tế trong đám ma hiện nay cũng có giảm nhiều về số lượng nhưng nhìn chung vẫn cịn khá là tốn kém. Ngày nay gia đình nào kinh tế khá giả có thể thịt bao nhiêu con lợn, con gà cũng được, hoa quả chủ yếu là chuối thì nay có thêm cam, quýt...(mùa nào thức nấy), bánh quy thay cho bánh bẻng, ngồi rượu, xơi, oản cịn có bia, vàng mã, tiền đặt lễ và tiền biếu thầy cũng thay đổi. Lễ vật có thể giản tiện tùy thuộc vào yêu cầu của thầy cúng.
Những lễ vật anh em, họ hàng mang đến giúp cho gia đình tang chủ xưa nay chỉ được quy ước với nhau bằng lời nói. Người mang lễ đến sẽ nói với
tang chủ đây là tấm lịng của mình, khơng địi hịi phải trả lại nhưng khi gia đình người đó có cơng việc thì mình vẫn phải mang lễ vật đến giúp lại người ta. Đây được coi là một sự vay trả khơng có văn bản. Theo ơng Dương Văn Thuận, Trưởng thôn Ấp Nhội, Xã Thiện Kế thì hơn chục năm trở lại đây, trong đám tang đã có người đứng ra làm thư kí chuyên ghi chép lại tên, địa chỉ và lễ vật mà khách hay họ hàng mang đến viếng, gia đình tang chủ sau này sẽ căn cứ vào cuốn sổ này để đáp lễ lại người ta.