Tác động từ phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Tang ma của người sán dìu ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 93 - 95)

Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) là Đại hội mở đầu cho công cuộc hoạch định đường lối đổi mới toàn diện của đất nước, mở ra một thời kì phát triển mới, mang lại những thay đổi to lớn, nhanh chóng về kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước. Đại hội cũng đưa ra hệ thống các giải pháp cơ bản về đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xã hội …Việc chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho nền kinh tế của nước ta từng bước ổn định và phát triển, vượt qua sự khủng hoảng về kinh tế. Thực tế đã chứng minh đường lối, chính sách phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn là hồn tồn đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước.

Nhà nước đã có những chương trình phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, là một trong các chương trình xố đói giảm nghèo mang lại cuộc sống mới đến hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên khắp cả nước, cịn gọi là chương trình 134 và chương trình 135.

Chương trình 134 và 135 thực sự đã đem lại một sức sống mới cho người dân miền núi, bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói chung

và của huyện Sơn Dương nói riêng, đã có nhiều thay đổi và tiến bộ từng mặt. Tuy sự tiến bộ chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của đại đa số nhân dân, song nó đã tác động tới đời sống của đồng bào. Sự đầu tư của Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc bịêt là điện, đường, trường, trạm, nước sạch … cũng như các chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc, miền núi như kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương tiện thông tin truyền thông, tin học, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề … Do đó, hiện nay hầu hết các xã bản cư trú của người Sán Dìu đều có trạm y tế, trường học được xây kiên cố, ánh sáng điện tới từng hộ gia đình, các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, điện thoại … đến với từng gia đình. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, cơ cấu ngành nghề phát triển đa dạng và phong phú hơn, mọi thơng tin kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là tri thức khoa học phổ biến tới từng cá nhân được đơng đảo người Sán Dìu đón nhận và tiếp thu có chọn lọc đi vào thực tế để họ có điều kiện cải thiện cuộc sống.

Hiện nay, mặc dù nông nghiệp vẫn là loại hình kinh tế chủ đạo song hình thức canh tác đã có nhiều cải tiến. Người dân khơng chỉ cấy một vụ mùa mà còn biết luân canh gối vụ, đồng thời biết sử dụng các giống cây trồng đem lại hiệu quả năng suất cao hơn. Đồng bào đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các phương tiện lao động hiện đại như: máy cày, máy bừa, phân hoá học, giống mới, máy xay sát …Hệ thống thuỷ lợi được hiện đại hoá bằng bê tông kiên cố, đồng bào đã sử dụng máy bơm thay cho việc tát nước vào ruộng đồng như trước kia, vừa đảm bảo nước cho việc tưới tiêu vừa giảm sức lao động tay chân.

Việc xây dựng mỗi xã có một trạm y tế đã đáp ứng phần nào nhu cầu khám chữa bệnh, bảo về sức khoẻ của người dân. Việc này dẫn đến việc đón

thầy cúng về cúng bái khi có người đau ốm ở người Sán Dìu nói riêng, các dân tộc thiểu số nói chung đã được hạn chế.

Như vậy, có thể thấy kinh tế thị trường đã tác động tới từng bản làng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nơi đây. Nền kinh tế truyền thống tự cung tự cấp nay đã được thay đổi sang xu hướng hàng hoá do cơ chế thị trường điều tiết. Hàng loạt các chợ trung tâm và chợ nhỏ mọc lên, các hàng tạp hoá nhỏ lẻ với hàng hoá phong phú, mua bán sầm uất đã tạo ra một bộ mặt kinh tế nông thơn, miền núi hồn tồn mới. Đó là một trong nguyên nhân khiến cho niềm tin của người dân vào các đấng siêu nhiên, thần linh và vong linh tổ tiên có phần giảm sút, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Dù vậy, người Sán Dìu vẫn tiếp tục duy trì các nghi lễ tang ma bởi họ quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Cùng với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, thì những biến đổi trong nghi lễ tang ma của người Sán Dìu là điều tất yếu. Bởi những yếu tố văn hoá truyền thống muốn tồn tại được thì nhất thiết phải có sự biến đổi cho phù hợp với xã hội hiện đại và được cộng đồng chấp nhận.

Một phần của tài liệu Tang ma của người sán dìu ở huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)