Và mã vạch hai chiều (2D) Mã vạch một chiều áp dụng phổ biến trong thương mại là EAN-

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị bán hàng và phân phối sản phẩm: Phần 2 (Trang 43 - 44)

và mã vạch hai chiều (2D). Mã vạch một chiều áp dụng phổ biến trong thương mại là EAN-13 và mã UPC - mã bán lẻ trên toàn thế giới theo tiêu chuẩn ISO/IEC 15420. Mã vạch hai chiều phổ biến là QR code.

Ứng dụng mã vạch trong logistics phân phối bao gồm: - Dùng mã vạch trên hàng hóa

- Kiểm tra hàng xuất / nhập bằng thiết bị đọc mã vạch

- Theo dõi tồn kho chặt chẽ từ khi bắt đầu sản xuất (mua hàng) cho đến khi giải phóng hết hàng

Những lợi ích của việc sử dụng mã vạch trong logistic phân phối gồm: - Nắm rõ tồn kho, thời gian tồn kho để quyết định kinh doanh phù hợp; - Giảm thiêt hại do hàng tồn quá lâu, hàng bị giảm giá;

- Trợ giúp quyết định nhập hàng hoặc sản xuất mới; - Đáp ứng nhanh chóng đơn đặt hàng của khách hàng;

- Giảm gần như triệt tiêu tình trạng xuất nhập nhầm hàng nhờ tính chính xác của mã vạch;

- Giảm thời gian thao tác và nhập số liệu tại kho.

Nhận dạng bằng sóng vơ tuyến điện (RFID: Radio Frequency Identification)

RFID là thuật ngữ dùng để miêu tả một hệ thống nhận diện các đối tượng (vật và người) bằng sóng vơ tuyến. RFID bắt đầu áp dụng từ đầu thập niên 1920 khi hệ thống ra - đa ra đời và sau đó được sử dụng rộng rãi nhằm phát hiện máy bay của địch trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy vậy, chỉ từ năm 2000, những ứng dụng của RFID trong kinh doanh và thương mại mới thực sự phát triển.

Một hệ thống RFID bao gồm ba thành phần cơ bản: thẻ RFID, thiết bị đọc RFID và hệ thống CNTT hỗ trợ. Thẻ RFID có thể được phân thành hai loại: thẻ chủ động và thẻ thụ động. Các thẻ RFID chủ động được tích hợp sẵn nguồn năng lượng bên trong (chẳng hạn như pin) do đó có bộ nhớ lưu trữ và phạm vi nhận diện cao hơn so với các thẻ thụ động. Phạm vi nhận diện của các thẻ RFID chủ động là từ 20m đến 100m trong khi đối với các thẻ thụ động là 2mm đến 4,6m. Tuy vậy, do phụ thuộc vào nguồn năng lượng bên trong nên thẻ RFID chủ động có thời gian sử dụng (số lần quét) giới hạn hơn so với các thẻ thụ động. Đối với các thẻ thụ động thì thời gian sử dụng là khơng giới hạn, bởi vì thiết bị đọc RFID sẽ chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng hoạt động cho các thẻ này.

Khi một thẻ RFID được đặt trong trường nhận diện của thiết bị đọc, dữ liệu chứa trong thẻ sẽ được thiết bị đọc ghi nhận, sau đó chuyển về hệ thống CNTT hỗ trợ thơng qua các giao diện chuẩn nhằm phục vụ cho các hoạt động xử lý, phân tích và lưu trữ…

Những lợi ích của việc sử dụng RFID trong logistics phân phối gồm: - - Cải thiện quản lý trữ hàng;

- - Nâng cao hiệu quả hoạt động tại cửa hàng;

- - Biến dữ liệu khách hàng thành lợi nhuận doanh nghiệp.

Nhận dạng giọng nói (Speech recognition)

Nhận dạng giọng nói là một bộ máy hoặc hệ thống có khả năng nhận và viết (hoặc hiểu và thực hiện) các lệnh từ giọng nói con người.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị bán hàng và phân phối sản phẩm: Phần 2 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)