TÀI LIỆU THAM KHẢO
4.3. Ứng dụng công nghệ trong logistic phân phối 1 Ứng dụng công nghệ thông tin
4.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin
4.3.1.1. Công nghệ nhận dạng tự động (Auto ID)
Nhận dạng tự động là việc nhập dữ liệu hoặc thông tin vào hệ thống máy tính, bộ điểu khiển hoặc bất kỳ thiết bị kiểm soát vi xử lý nào mà khơng cần thơng qua bàn phím.
Cơng nghệ nhận dạng tự động ứng dụng phổ biến trong logistic phân phối gồm: công nghệ mã vạch (Barcode), công nghệ nhận dạng bằng sóng vơ tuyến (RFID: Radio Frequency Identification, và cơng nghệ nhận dạng giọng nói.
Mã vạch (Barcode)
Barcode hay mã vạch là một chuỗi các thông tin (dưới dạng chữ và số) được mã hóa dưới dạng nhìn thấy được trên các bao bì, bề mặt sản phẩm. Thơng qua mã vạch có thể biết được thơng tin cụ thể của hàng hóa nào đó (thao tác kiểm kê) như là: phân loại mặt hàng, xuất xứ sản xuất, nguồn gốc sản phẩm, giá... Cần một thiết bị quản lý hỗ trợ gọi là máy quét mã vạch nhằm đọc và hiển thị những thơng tin mã hóa đó trên các thiết bị tiên tiến như điện thoại thông minh hay máy tính.
Hình 4. 3 Ứng dụng mã vạch
107 và mã vạch hai chiều (2D). Mã vạch một chiều áp dụng phổ biến trong thương mại là EAN-13 và mã UPC - mã bán lẻ trên toàn thế giới theo tiêu chuẩn ISO/IEC 15420. Mã vạch hai chiều phổ biến là QR code.
Ứng dụng mã vạch trong logistics phân phối bao gồm: - Dùng mã vạch trên hàng hóa
- Kiểm tra hàng xuất / nhập bằng thiết bị đọc mã vạch
- Theo dõi tồn kho chặt chẽ từ khi bắt đầu sản xuất (mua hàng) cho đến khi giải phóng hết hàng
Những lợi ích của việc sử dụng mã vạch trong logistic phân phối gồm: - Nắm rõ tồn kho, thời gian tồn kho để quyết định kinh doanh phù hợp; - Giảm thiêt hại do hàng tồn quá lâu, hàng bị giảm giá;
- Trợ giúp quyết định nhập hàng hoặc sản xuất mới; - Đáp ứng nhanh chóng đơn đặt hàng của khách hàng;
- Giảm gần như triệt tiêu tình trạng xuất nhập nhầm hàng nhờ tính chính xác của mã vạch;
- Giảm thời gian thao tác và nhập số liệu tại kho.
Nhận dạng bằng sóng vơ tuyến điện (RFID: Radio Frequency Identification)
RFID là thuật ngữ dùng để miêu tả một hệ thống nhận diện các đối tượng (vật và người) bằng sóng vơ tuyến. RFID bắt đầu áp dụng từ đầu thập niên 1920 khi hệ thống ra - đa ra đời và sau đó được sử dụng rộng rãi nhằm phát hiện máy bay của địch trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy vậy, chỉ từ năm 2000, những ứng dụng của RFID trong kinh doanh và thương mại mới thực sự phát triển.
Một hệ thống RFID bao gồm ba thành phần cơ bản: thẻ RFID, thiết bị đọc RFID và hệ thống CNTT hỗ trợ. Thẻ RFID có thể được phân thành hai loại: thẻ chủ động và thẻ thụ động. Các thẻ RFID chủ động được tích hợp sẵn nguồn năng lượng bên trong (chẳng hạn như pin) do đó có bộ nhớ lưu trữ và phạm vi nhận diện cao hơn so với các thẻ thụ động. Phạm vi nhận diện của các thẻ RFID chủ động là từ 20m đến 100m trong khi đối với các thẻ thụ động là 2mm đến 4,6m. Tuy vậy, do phụ thuộc vào nguồn năng lượng bên trong nên thẻ RFID chủ động có thời gian sử dụng (số lần quét) giới hạn hơn so với các thẻ thụ động. Đối với các thẻ thụ động thì thời gian sử dụng là khơng giới hạn, bởi vì thiết bị đọc RFID sẽ chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng hoạt động cho các thẻ này.
Khi một thẻ RFID được đặt trong trường nhận diện của thiết bị đọc, dữ liệu chứa trong thẻ sẽ được thiết bị đọc ghi nhận, sau đó chuyển về hệ thống CNTT hỗ trợ thơng qua các giao diện chuẩn nhằm phục vụ cho các hoạt động xử lý, phân tích và lưu trữ…
Những lợi ích của việc sử dụng RFID trong logistics phân phối gồm: - - Cải thiện quản lý trữ hàng;
- - Nâng cao hiệu quả hoạt động tại cửa hàng;
- - Biến dữ liệu khách hàng thành lợi nhuận doanh nghiệp.
Nhận dạng giọng nói (Speech recognition)
Nhận dạng giọng nói là một bộ máy hoặc hệ thống có khả năng nhận và viết (hoặc hiểu và thực hiện) các lệnh từ giọng nói con người.
108 Nhận dạng giọng nói có hai thuật ngữ khác nhau: Voice recognition và Speech recognition. Voice recognition liên quan đến việc xác định một giọng nói chính xác của một cá nhân nào đó, tương tự các phương pháp nhận diện sinh trắc học. Speech recognition là việc xác định những từ ngữ trong câu nói rồi dịch chúng sang ngơn ngữ máy tính.
Trong logistics phân phối cụ thể là trong kho hàng, công nghệ này cho phép nhân viên kho hàng kết nối dữ liệu với máy tính trung tâm mà khơng cần sử dụng bàn phím. Giúp cho nhân viên kho chọn hàng, đóng gói, phân loại, điều khiển xe nâng… và vừa thực hiện các thao tác vừa đọc dữ liệu và cập nhật vào máy tính.
4.3.1.2. Cơng nghệ truyền tin
Cơng nghệ truyền tin góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics phân phối. Một số công nghệ truyền tin hiện được ứng dụng phổ biến trong logistics phân phối gồm: Trao đổi dữ liệu điện tử; hệ thống thơng tin tồn cầu; cơng nghệ theo dõi trên web; Hệ thống thông tin địa lý…
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI: Electronic data interchange)
Theo Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL): “Trao đổi dữ liệu điện tử” (EDI) là việc chuyển giao thơng tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận về cấu trúc thông tin.
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS: Global Positioning System)
Hệ thống định vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Mỹ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Trong cùng một thời điểm, tọa độ của một điểm trên mặt đất sẽ được xác định nếu xác định được khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất ba vệ tinh.
Hệ Thông tin địa lý (GIS: Geographical Information System)
Hệ thống thông tin địa lý là một cơng cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
4.3.1.3. Cơng nghệ phân tích và xử lý thơng tin
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resources Planning)
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các quy trình xử lý một cách tự động, giúp cho doanh nghiệp quản lý các hoạt động chủ chốt, như kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, … và các nghiệp vụ khác của doanh nghiệp. Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tài chính có sẵn với số lượng đủ khi cần, sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý toàn diện của doanh nghiệp.
Những khả năng của ứng dụng ERP vào logistics bao gồm: - Quản lý vận tải;
109 - Lập kế hoạch hoạt động vận tải:
- Thanh tốn cước phí, lập hóa đơn và khiếu nại bồi thường; - Quản lý đoàn xe;
- Giám sát đoàn xe; - Vận tải di động;
Hệ thống quản lý phân phối: (DMS: Distributor management system)
DMS là giải pháp phần mềm dành mang lại cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về thị trường phân phối, đồng thời kiểm soát được tình hình hoạt động và dịng chảy của sản phẩm từ công ty đến nhà phân phối, từ nhà phân phối đến các đại lý, cửa hàng và đến người tiêu dùng.
Những khả năng của ứng dụng DMS bao gồm:
- Đánh giá độ phủ của sản phẩm của cơng ty so với đối thủ ngồi thị trường - Đảm bảo nhà phân phối giao hàng đúng hạn, tránh mất phủ tại điểm bán
- Đảm bảo các chương trình hỗ trợ bán hàng được triển khai đầy đủ và chính xác đến mạng lưới điểm bán
- Cập nhật kịp thời thông tin thị trường.
Hệ thống quản lý kho (WMS: Warehouse Management System)
WMS là một phần mềm được thiết kế để hỗ trợ và tối ưu hóa chức năng kho và quản lý trung tâm phân phối. WMS tạo điều kiện quản lý trong việc lập kế hoạch hàng ngày, tổ chức, nhân sự, chỉ đạo và kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực sẵn có, để di chuyển và lưu trữ tài liệu vào, trong và ngoài kho, đồng thời hỗ trợ nhân viên trong việc vận chuyển và lưu trữ tài liệu và xung quanh một nhà kho.
Những khả năng của ứng dụng WMS bao gồm:
- Lập và hoàn thiện kế hoạch phương tiện vận tải hàng ngày, chọn khối lượng công việc / đơn đặt hàng được xử lý trong ngày hoặc ca;
- Sắp xếp thứ tự các đơn đặt hàng được chọn;
- Phân chia các đơn đặt hàng riêng lẻ thành các đơn vị công việc hợp lý và khả năng gán chúng cho các cá nhân riêng biệt có khả năng thực hiện.