TÀI LIỆU THAM KHẢO
4.2.1. Mạng lưới nhà kho và cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp
4.2.1.1. Mạng lưới nhà kho của doanh nghiệp
Khái niệm
Kho hàng là cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với mức độ chất lượng dịch vụ tối ưu trọng tương quan với chi phí phân phối.
Chức năng của kho hàng
Những chức năng cơ bản của kho hàng bao gồm: - Gom hàng;
- Tách và phối hợp đơn hàng; - Bảo quản và lưu giữ hàng hóa; - Hỗ trợ sản xuất
- Tạo sự hiện diện thị trường.
Các lựa chọn thay thế giữa các loại hình kho hàng
Xét về sự sở hữu, doanh nghiệp có thể lựa chọn xây dựng kho riêng (Private
warehouse) hoặc thuê kho công cộng (Public warehouse). Dù xây dựng kho riêng hay thuê
kho công cộng, các quyết định tiếp theo về loại hình kho hàng sẽ đặt ra đối với doanh nghiệp. Các lựa chọn thay thế giữa các loại hình kho hàng sau đây:
- Kho truyền thống hay kho hiện đại (trung tâm phân phối)? - Kho định hướng thị trường hay kho định hướng nguồn hàng?
105 - Kho thông thường hay kho đặc biệt?
- Kho tổng hợp nhiều mặt hàng hay kho chuyên biệt?
- Kho theo đặc điểm kiến trúc: lộ thiên hay kho kín, hay kho nửa kín (tùy yêu cầu khí hậu, thời tiết và các điều kiện đóng gói, khai thác nghiệp vụ kho).
Quy trình thiết kế mạng lưới kho hàng
Quy trình thiết kế mạng lưới kho hàng của doanh nghiệp bao gồm bốn bước chính, gồm:
Bước 1. Quyết định về mức độ sở hữu
Dựa trên các điều kiện về nguồn lực tài chính và khả năng kiểm soát hoạt động logictics tại kho.
Bước 2. Quyết định về số lượng kho hàng.
Dựa trên các điều kiện về thị trường mục tiêu, nguồn hàng, điều kiện giao thông vận tải và mạng lưới kho hiện tại của doanh nghiệp. Quyết định số lượng kho hàng liên quan nhiều đến chất lượng dịch vụ khách hàng và hàng loạt chi phí khác liên quan đến logictics.
Bước 3. Quyết định vị trí nhà kho
Dựa trên các điều kiện về kinh tế, số lượng kho cần phân bổ, xu hướng giá thuê đại điểm và cước phí vận tải.
Về phương pháp phân bổ, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp liên tục (thăm dị nhiều vị trí một cách liên tục theo khơng gian và chọn vị trí tốt nhất) hoặc sử dụng phương pháp phân biệt (lựa chọn từ danh mục các vị trí và tiến hành chọn trước một cách hợp lý).
Về phương pháp xác định vị trí kho hàng, có thể áp dụng một số phương pháp như: cho điểm có trọng số, phương pháp tọa độ một chiều, tọa độ hai chiều, hoặc áp dụng bài tốn vận tải.
Bước 4. Bố trí khơng gian nhà kho
Dựa trên các điều kiện về nhu cầu hàng hóa dự trữ và lưu chuyển qua kho, thể tích hàng hóa, các nghiệp vụ kho cần thực hiện. Các nguyên lý bố trí mặt bằng và khơng gian sản xuất đều có thể áp dụng đối với bố trí khơng gian nhà kho của doanh nghiệp.
4.2.1.2. Mạng lưới cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp
Mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp là tập hợp các cơ sở bán lẻ hay điểm bán lẻ mà doanh nghiệp sở hữu và sử dụng để bán sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng một cách trực tiếp.
Các loại hình cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp
- Phân chia theo phổ hàng, có: cửa hàng hỗn hợp / tiện lợi, cửa hàng liên hợp kinh doanh (chuyên doanh rộng), cửa hàng chuyên doanh hẹp;
- Phân chia theo trình độ dịch vụ khách hàng, có: cửa hàng bách hóa, siêu thị, cửa hàng tự phục vụ;
- Phân chia theo mức độ sở hữu, có: cửa hàng bán lẻ độc lập, chuỗi cửa hàng bán lẻ và đại lý đặc quyền;
- Phân chia theo giá bán, có: cửa hàng giá cao, cửa hàng hạ giá, cửa hàng bán đồng giá.
106
Phương pháp xác định vị trí cửa hàng bán lẻ
Có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp giữa các phương pháp định tính hoặc định lượng để xác định vị trí cửa hàng bán lẻ .
Phương pháp định tính điển hình là phương pháp cho điểm có trọng số, dựa trên các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của một địa điểm bán lẻ, gồm: khu vực bán hàng, phạm vi hay bán kính phục vụ, tuyến đường, đoạn đường, làn đường, lưu lượng giao thông, khung giờ di chuyển của khách hàng.
Phương pháp định lượng có thể sử dụng là phương pháp phân tích đa nhân tố và phương pháp đánh giá tiềm năng thị trường.