Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 34 - 39)

công chức cấp xã

Một là, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng

Có thể nói, qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi người tiếp thu được tri thức, kinh nghiệm, các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy để vận dụng vào thực tiễn, nhận thức được cái đúng, cái sai để từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu trong hành động, tự hoàn thiện bản thân và để phấn đấu vươn lên.

Tuy vậy, hiện nay một bộ phận CBCC cấp xã nhìn chung là yếu kém về năng lực, trình độ, có sự sa sút về phẩm đạo đức, phẩm chất, chưa thực sự đảm đương được nhiệm vụ trong tình hình mới. Đánh giá về nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó, Hội nghị TW5 khóa IX chỉ rõ: “…Chưa nhận thức đúng vai trị, vị trí của cơ sở, quan liêu, để một thời gian khá dài khơng có chính sách đồng bộ đối với cán bộ, thiếu chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ ở cơ sở” [25, tr.153].

Nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện nay chưa thực sự đáp ứng về truyền thụ kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ cho CBCC cấp xã để hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ mới, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng CBCC cấp xã, thể hiện qua một số bất cập sau:

Đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đúng đối tượng cần nâng cao năng lực trình độ để thực hiện nhiệm vụ, hồn thành cơng tác được giao. Nhiều địa phương đào tạo, bồi dưỡng không gắn với quy hoạch, do đó, tình trạng người cần đi học thì khơng đi học, khơng được cử đi học và khơng có chỗ đi học, người làm được việc thì phải ở nhà làm việc để người không làm được việc đi học, người không cần đi học lại được cử đi học, buộc phải đi học, nhiều CBCC đi học về khơng được bố trí cơng việc, một số sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cũng đồng thời nghỉ hưu.

Việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Nhiều khi đào tạo, bồi dưỡng chỉ để hoàn thành chỉ tiêu do cấp trên giao, chưa chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Nhiều lúc, việc đào tạo, bồi dưỡng là hình thức hợp thức hóa các tiêu chuẩn CBCC thơng qua các văn bằng, chứng chỉ hơn là truyền đạt kiến thức để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công tác của CBCC.

Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã tại Trường Chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị huyện là chủ yếu và rất quan trọng. Ở đó, CBCC cấp xã khơng chỉ được truyền thụ kiến thức chun mơn nghiệp vụ, mà cịn được

trang bị những kiến thức về lý luận chính trị, những kinh nghiệm xử lý trong quản lý tại địa phương. Qua đó, một mặt giúp CBCC cấp xã nắm vững hơn đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mặt khác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho CBCC.

Tuy vậy, hiện nay nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa đáp ứng về nhu cầu dạy học, cơ sở vật chất không đảm bảo, số lượng và chất lượng giáo viên thiếu và yếu, cả về năng lực chuyên môn và sư phạm trong khi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày một cao. Nhiều tỉnh, do kinh phí hạn hẹp nên hàng năm số lượng CBCC cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng vẫn cịn ít. Với những hạn chế trên nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chắc chắn không khỏi tiến hành đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu, kế hoạch, thành tích mà khơng chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho CBCC cấp xã còn mang nặng lý thuyết, thường nặng về lý luận chính trị, trùng lặp và chưa đi sâu vào khoa học chuyên ngành, kỹ thuật tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ quản lý nhà nước. Chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng; các kiến thức nghiệp vụ để CBCC cấp xã làm việc thì quá khái lược, sơ sài. Trên thực tế, CBCC cấp xã đi học về vẫn khó áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn, vào xử lý công việc ở địa phương. Có những cán bộ trúng cử nhiều nhiệm kỳ, được cử đi bồi dưỡng nhưng chẳng nâng cao được kiến thức lên là bao vì chương trình lần nào cũng tương tự nhau. Với nội dung, chương trình như vậy khó có thể nói là kiến thức tiếp thu được có thực sự đạt yêu cầu để phục vụ cho công tác vốn rất linh động và phức tạp ở cơ sở hay không.

Chế độ, chính sách của Nhà nước chưa thật sự khuyến khích CBCC cấp xã đi học nâng cao năng lực, trình độ, chưa tạo điều kiện để họ yên tâm học tập và làm thay đổi nhận thức của họ trong học tập.

Tóm lại, đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và nâng cao chất lượng của CBCC cấp xã. Tuy nhiên, với những hạn

chế, bất cập còn tồn tại đã làm cho đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng cho CBCC cấp xã.

Hai là, cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm:

- Cán bộ chủ chốt cấp xã đều được thực hiện theo cơ chế: Đảng cử, dân bầu. Do vậy, nếu không làm tốt công tác nhân sự hoặc do ảnh hưởng của yếu tố họ tộc trong nơng thơn Việt Nam dễ dẫn đến tình trạng “phân chia” chức vụ mà khơng chú trọng đến trình độ, năng lực của người được đề cử, đó là chưa kể đến trình độ dân trí, ý thức và sự tơn trọng của nhân dân địa phương đối với Đảng và chính quyền cấp xã, trong chừng mực nào đó cũng ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, làm ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ cán bộ chủ chốt cấp xã.

- Việc tuyển dụng, bổ nhiệm chưa thực sự gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuyển dụng nhiều khi mang tính hình thức, “sắp đặt” để có chức danh mà khơng quan tâm đến trình độ chun mơn nghiệp vụ. Như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất làm ảnh hưởng đến chất lượng của CBCC cấp xã. Khi tuyển dụng công chức cấp xã nhu cầu của địa phương chưa được xem xét một cách thỏa đáng. Thực tế nhiều nơi vẫn là cấp huyện tuyển và phân công công tác về xã, áp đặt xã phải nhận người nên con em ở địa phương được đào tạo vẫn ít có cơ hội để được phục làm việc tại địa phương.

Ba là, chế độ chính sách:

Hiện nay, các chế độ, chính sách về cán bộ của các địa phương trong toàn quốc hầu hết đều chú trọng thu hút nhân lực làm ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh mà ít chú trọng đến CBCC ở cấp xã, tất yếu dẫn đến việc đội ngũ CBCC cấp xã nhiều nơi vừa yếu lại vừa thiếu. Trừ một số CBCC được tăng cường từ huyện, phần lớn cán bộ cơ sở, nhất là vùng nông thôn đều là bộ đội, đảng viên xuất ngũ trở về, đa số họ cịn trẻ, nhưng khơng được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kiến thức về

quản lý nhà nước. Hiện nay theo sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 34 trí thức trẻ tình nguyện về bổ nhiệm chức danh Phó chủ tịch UBND các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Lực lượng này đã đang làm quen với cơng việc và đã có những tham mưu nhất định cho địa phương về phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên một số địa phương chưa tập trung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Đề án, việc bố trí, sắp xếp và giao việc cịn lúng túng ở một số địa phương; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của một số xã, phường, thị trấn cịn khó khăn thiếu thốn, một số lãnh đạo cấp xã chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ đại học đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, cịn có tư tưởng để giành vị trí, chức danh cơng chức cịn thiếu ở địa phương để chờ tuyển dụng con em mình. Do vậy chưa làm thay đổi được nhiều về cơ cấu trình độ và năng lực của CBCC cấp xã.

Chế độ chính sách đối với CBCC nói chung, CBCC cấp xã nói riêng vẫn chưa đồng bộ từ quy hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đến cơ chế kiểm tra, giám sát. Do đó dẫn đến thiếu tính nhất qn trong đào tạo, bồi dưỡng lẫn bố trí, sử dụng, làm ảnh hưởng đến chất lượng CBCC cấp xã là điều khó tránh khỏi. Việc nghiên cứu chế độ, chính sách cho cán bộ, cơng chức cấp xã chưa cơ bản, toàn diện, thường chạy theo giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt, nên chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã luôn thay đổi. Từ năm 2001 đến nay Chính phủ đã 3 lần ra nghị định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã (Nghị định số 09/1998/NĐ-CP năm 1998, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP năm 2003 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP năm 2009).

Bốn là, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát CBCC cấp xã:

Cơng tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng CBCC cấp xã. Thông qua công tác quản lý, kiểm tra,

giám sát CBCC cấp xã mới có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ. Qua đó để khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý kịp thời những sai phạm nhằm phát huy nhân tố tích cực, tạo lập lịng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền. Đồng thời, nắm được thực trạng chất lượng của CBCC cấp xã để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với những CBCC có trình độ, năng lực cịn hạn chế, ln chuyển cán bộ, thay thế cán bộ yếu kém, tăng cường cán bộ có chất lượng cho những nơi yếu kém, mất đoàn kết nội bộ hoặc nơi có phong trào yếu về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w