NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH LÀO CA

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 77 - 82)

BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH LÀO CAI

a. Nguyên nhân khách quan.

- Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới điều kiện kinh tế các xã vùng sâu, biên giới là hết sức khó khăn, hiện nay tỉnh cịn 98 xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn các xã xa các trung tâm huyện, thành phố, giao thơng đi lại cịn khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế, điều kiện thiên tai khắc nghiệt.

- Kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai vẫn cịn mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Nơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. Sản phẩm của các ngành này chỉ đủ phục vụ tiêu dùng trong sinh hoạt, chưa trở thành hàng hóa. Sản xuất hàng hóa tuy đã bước đầu xuất hiện ở các xã vùng thấp do sự tác động của kinh tế thị trường đến đời sống của đồng bào

các dân tộc thiểu số, song chưa thật mạnh mẽ. Còn lại hầu hết các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn vẫn cịn là mơi trường khép kín, biệt lập.

- Mặt bằng dân trí thấp, nhất là các xã vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Qua các năm, trình độ dân trí có tăng lên nhưng lực lượng lao động có trình độ văn hóa, năng lực chun mơn, trẻ tuổi lại ít tham gia vào cơng việc ở cấp xã. Khả năng tạo nguồn kế cận cho đội ngũ cán bộ cấp xã rất ít.

- Các thiết chế trong xã hội truyền thống ở làng, bản, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã vùng cao, biên giới. Đáng chú ý là thiết chế cộng đồng dòng họ và thiết chế cộng đồng làng bản.

- Các thế lực thù địch với nhiều âm mưu, thủ đoạn đang lợi dụng vấn đề dân tộc và tơn giáo để kích động một bộ phận nhân dân các dân tộc, tập hợp lực lượng gây mất trật tự an ninh trên địa bàn, điều này cũng có tác động khơng nhỏ đến hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã.

b. Nguyên nhân chủ quan.

- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên về công tác cán bộ chưa đầy đủ; năng lực CBCC hạn chế, chưa dự báo được tình hình và yêu cầu trong giai đoạn mới, còn nhiều lúng túng, thiếu tính chủ động trong cơng tác cán bộ.

- Một số cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đầu tư đúng mức đối với cơng tác cán bộ, chưa có biện pháp tích cực trong quản lý, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ.

- Một số chính sách đối với CBCC chậm được hồn thiện, chưa theo kịp sự vận động của tình hình thực tiễn dẫn đến việc cán bộ, công chức không yên tâm công tác.

- Công tác quy hoạch chưa được thực hiện hiệu quả. Hiện nay ở các phường và thị trấn việc quy hoạch chức danh lãnh đạo UBND là người ở địa phương rất khó khăn vì tâm lý: cơng việc thì vất vả, lương thấp, được bầu nhiệm kỳ này, nhiệm kỳ sau không được bầu khơng biết sẽ đi đâu vì các chức

danh ở đại phương đã đủ. Vì vậy những người có năng lực thường tìm cách chuyển vị trí cơng tác đến các phịng cấp huyện hoặc các sở của tỉnh.

- Công tác tuyển dụng còn chưa xuất phát từ nhu cầu của các địa phương, chưa thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, nhiều nơi cấp xã chỉ biết nhận người chứ không được tham gia vào khâu tuyển dụng.

- Công tác sử dụng CBCC cịn nhiều bất cập, tình trạng cơng chức được bố rris rrais ngành nghề được đào tạo cịn khá phổ biến. Tồn tỉnh hiện nay có đến 30 cơng chức văn phịng- thống kê có chun mơn tài chính- kế tốn và 26 chức danh này có chun mơn nông nghiêp, lâm nghiệp. Các đối tượng này chỉ được bồi dưỡng nghiệp vụ văn phịng 1 tháng ở Trường Chính trị tỉnh để có kiến thức làm việc nên chất lượng của công tác soạn thảo, quản lý văn bản ở những địa phương này không cao.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhiều năm qua cịn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả trong việc nâng cao trình độ của CBCC cấp xã. Đào tạo nhiều nơi chưa gắn với quy hoạch. Từ năm 2004 Trường Chính trị Tỉnh đã mở 35 lớp Trung cấp chính trị và Trung cấp chính trị- hành chính cho 1903 học viên là cán bộ, cơng chức cấp xã nhưng nhiều người trong số đó khi trở về địa phương khơng bố trí cơng tác được hoặc chỉ tham gia cơng tác ở các vị trí như cơng an viên, bí thư chi bộ thơn... hoặc khơng tiếp tục tham gia cơng tác. Do đó số lượng CBCC cấp xã được đào tạo về lý luận không nhỏ nhưng cho đến nay con số những người đang công tác chưa được đào tạo về chính trị lại rất lớn.

Về nội dung chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị- hành chính hiện nay chưa phù hợp, phần khoa học hành chính chưa được kết cấu khoa học, trùng lặp, thiếu nhiều kiến thức cần thiết cho CBCC cấp xã như kỹ năng giao tiếp, đạo đức CBCC...vấn đề này là do nguyên nhân chưa xác định đối tượng học viên. Nội dung các chương trình bồi dưỡng nghèo nàn.

- Bản thân gia đình nhiều cán bộ, cơng chức cịn thuộc diện nghèo vì vậy điều kiện để tham gia học tập, giành thời gian tận tâm cho cơng việc cịn hạn chế.

Những nguyên nhân đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng CBCC cấp xã của tỉnh.

Tiểu kết chương 2

Số lượng và chất lượng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Lào Cai có vai trị vơ cùng quan trọng và có những đóng góp rất lớn trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Nhưng nhìn chung cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã hiện nay chưa đáp ứng với u cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Lào Cai hiện nay đang yếu về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu, hẫng hụt trong tạo nguồn cán bộ; tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, cầm chừng kém năng động, sáng tạo còn phổ biến trong một bộ phận cán bộ; một số cán bộ có biểu hiện dao động, cơ hội, bè phái, tham ô, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân... đã làm giảm uy tín với nhân dân, làm cho hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở thấp.

Thực trạng trên đây của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là: Chưa xây dựng được quy hoạch có tính chiến lược về cán bộ, nhất là tạo nguồn cán bộ cơ sở, chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức ở cơ sở.

Để bảo đảm hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở tỉnh Lào Cai, các cấp uỷ Đảng và chính quyền Lào Cai cần tiến hành sơ kết thường xuyên, tổng kết, đánh giá đúng thực trạng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã, xuất phát từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, từ đó đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp tồn diện, đồng bộ. Đây là địi hỏi khách quan và cấp thiết đối với Lào Cai hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w