Đánh giá theo từng tiêu chí về chất lượng cán bộ,công chức cấp xã ở tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 63 - 73)

cấp xã ở tỉnh Lào Cai

a. Về phẩm chất chính trị

Đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh Lào Cai có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; đồn kết gắn bó giữa các dân tộc; có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong cơng tác, trung thực. Lề lối làm việc từng bước cải tiến, đưa hoạt động quản lý điều hành ở cơ sở đi vào nề nếp, có kết quả tốt, thể hiện rõ nhất ở các phường, xã thuộc khu vực Thành phố Lào Cai và một số xã, thị trấn thuộc huyện Bảo Thắng.

Công tác tổ chức và vận động nhân dân thương thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở được thực hiện tốt. Vì CBCC cấp xã là những người trưởng thành từ địa phương, được nhân dân tín nhiệm nên đa số gần dân, sát dân, thơng thuộc địa bàn, am hiểu tình hình địa phương. Do số cán bộ là người dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn nên họ hiểu rõ phong tục tập qn của đồng bào, nói được ngơn ngữ dân tộc ở địa phương, gương mẫu, được nhân dân tín nhiệm (trong số 164 Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn có đến 123 người là dân tộc thiểu số; 150 Chủ tịch UBND cấp xã có 114 người là dân tộc thiểu số). Nhiều cán bộ xã đã biết làm

giàu từ kinh tế trang trại, khoanh nuôi bảo vệ rừng, đồng thời hướng dẫn bà con cùng phát triển kinh tế.

Tuy nhiên cũng còn bộc lộ một số hạn chế, như: Nhiều CBCC cấp xã chưa thực sự nắm vững đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kết quả thực hiện các Nghị quyết, văn bản pháp luật ở địa phương kém hiệu quả, thiếu sự vận dụng sáng tạo. Tính gương mẫu và uy tín ở một bộ phận CBCC cấp xã cịn thấp, khơng kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, những vấn đề nảy sinh trong nhân dân.

b. Về phẩm chất đạo đức

Đa số CBCC cấp xã của tỉnh Lào Cai có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống giản dị, lành mạnh, mẫu mực, là những con người thật thà, chất phác, khơng ưa hình thức, khơng ngại khó, khơng ngại khổ, nói đi đơi với làm, sống trách nhiệm với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Bên cạnh đó khơng thể không nhắc đến những tồn tại, yếu kém, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng CBCC cấp xã của Tỉnh, đó là: Ý thức tổ chức, tính kỷ luật của một số CBCC cấp xã (nhất là ở vùng cao, biên giới, vùng dân tộc thiểu số) chưa cao. Tác phong làm việc chậm chạp, trì trệ, luộm thuộm, khơng đúng giờ...gây lãng phí thời gian, dẫn đến sự tuỳ tiện trong giải quyết công việc và chấp hành nội quy, quy chế làm việc. Có nơi cán bộ, cơng chức tổ chức ăn nhậu, dẫn đến hiện tượng say rượu trong giờ làm việc, khi dân đến cần giải quyết cơng việc khơng có người tiếp.

Một bộ phận CBCC cấp xã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện sa sút về phẩm chất lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cá nhân.

Ở các xã đặc biệt khó khăn, trụ sở làm việc chung, chật chội, thiếu thốn. Hiện nay đa số các xã vùng cao, biên giới đã được xây trụ sở mới nhưng thiếu phịng làm việc nên Bí thư và phó Bí thư làm việc chung 1 phịng, Chủ tịch và phó chủ tịch UBND làm việc chung một phịng, các đồn thể chỉ có chung một phịng với diện tích rất nhỏ nên rất khó khăn cho CBCC khi giải

quyết công việc trực tiếp liên quan đến nhân dân. Nhiều khi công việc không được giải quyết tập trung mà phân tán tại gia đình cán bộ xã.

Có nhiều địa phương ở vùng sâu, vùng biên giới do chỉ có một đến hai dân tộc sinh sống, cán bộ đương chức có cơ hội để cử người nhà đi học rồi lại bố trí họ vào các chức vụ của chính quyền, đồn thể ở địa phương nên cán bộ, công chức ở xã gần như cùng một nhà, cùng một họ, do đó, bị chi phối bởi quan hệ họ hàng, dịng tộc, cục bộ, địa phương trong cơng việc mà chưa thực sự chí cơng, vơ tư; nhiều vụ việc xảy ra ở cơ sở cán bộ xã không giải quyết mà né tránh, đùn đẩy lẫn nhau hoặc chuyển lên cấp trên.

c. Về trình độ văn hóa, lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ và quản lý nhà nước.

+ Văn hóa: Do là tỉnh vùng cao, biên giới, nhiều xã điều kiện kinh tế,

giao thơng đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, nên số CBCC có trình độ tiểu học còn khá lớn (340 người). Như vậy là chưa đạt tiêu chuẩn chung, không tạo được tiền đề cho việc nhận thức và tiếp thu các tri thức khác. Số có trình độ THPT mới chỉ đạt con số 2049 người, cịn lại 1157 người có trình độ THCS. Trong q trình thực hiện cơng chức hố cán bộ cơ sở, đây là vướng mắc đầu tiên cần phải tập trung giải quyết bởi văn hóa là gốc rễ, nền tảng, là tiền đề cho đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ, chương trình khác.

+ Lý luận chính trị: Số CBCC cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên còn rất thấp so với yêu cầu, đặc biệt đối tượng là công chức (13,7 %), Số CBCC chưa qua đào tạo lý luận chính trị cịn rất lớn (2.624 người chiếm 70,6%). Về cơ bản tình hình an ninh, chính trị của Lào Cai ổn định, điều này cho thấy đội ngũ CBCC cấp xã đã vận dụng hiệu quả trình độ lý luận chính trị, có bản lĩnh chính trị vững vàng, áp dụng đúng đắn vào nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Bên cạnh việc đào tạo về lý luận chính trị tỉnh cịn mở nhiệu lớp học kết hợp giữa lý luận chính trị với kiến thức chuyên ngành cho các đối tượng đặc thù theo chương trình các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phê duyệt. Đó là chương trình Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã (180 người); chương trình Trưởng cơng an xã (245 người); Trung cấp chuyên nghiệp- chuyên ngành phụ nữ (120 người; Trung cấp quản lý hành chính nhà nước (1024 người). Cho đến nay tỉnh cũng đã mở được 4 lớp Trung cấp lý luận chính trị ngắn hạn cho 215 CBCC cấp xã là đối tượng đã tốt nghiệp tiểu học và THCS, đây là loại hình đào tạo rất phù hợp vơí cán bộ các xã vùng cao, biên giới. Trong những lớp học này có đến 11% các đồng chí là Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy xã; 13% là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã; 57% là người đứng đầu các đoàn thể.

Tuy nhiên trong những năm gần đây Lào Cai vẫn cịn các điểm nóng phát sinh như điểm nóng tại xã Tả Giàng Phình của huyện Sa pa, các vụ khiếu kiện đơng người vẫn cịn xảy ra ở những địa phương liên quan đến giải phóng mặt bằng cho khu đơ thị mới và khu vực liên quan đến đường xuyên Á (khu vực thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng). Trong điều kiện một tỉnh miền núi, biên giới luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị, các thế lực thù địch ra sức chống phá, nhưng trình độ lý luận chính trị của cán bộ, cơng chức cịn yếu kém. Việc nhận thức, quán triết đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa sâu sắc, tồn diện khi triển khai, vận dụng cịn lúng túng, thiếu cụ thể, khơng rõ điều kiện để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Thiếu thế giới quan và phương pháp luận trong đánh giá, giải quyết vấn đề thực tế, còn suy nghĩ đơn giản, dựa theo kinh nghiện nên nhiều khi không giải quyết được sự việc ngay tại cấp xã.

Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa sâu rộng kịp thời, hình thức tun truyền chủ yếu bằng miệng hoặc thơng qua các kỳ họp Hội đồng nhân dân. Trong khi đó ở vùng sâu, vùng xa đài phát thanh của nước ngoài và của các tổ chức phản động bằng tiếng dân tộc thì mạnh, thường xuyên ảnh hưởng xấu đến tư tưởng trong một bộ phận nhân dân.

Trong thời gian tới cần nâng cao hơn nữa trình độ lý luận chính trị cho CBCC cấp xã để tỉnh khơng cịn CBCC chưa được đào tạo về lý luận chính trị.

+ Chun mơn, nghiệp vụ: Hiện nay trình độ chun mơn của CBCC cấp xã của Lào Cai còn rất thấp so với các tỉnh miền xuôi: Số chưa qua đào tạo là 1359 người (37,3%); sơ cấp: 13 (0,3%) người; trung cấp: 1902 (52,2%) người; cao đẳng; đại học: 371 người (10,1%). Ngành nghề được đào tạo chủ yếu là tài chính, kế tốn, luật, nơng nghiệp. Hiện nay cịn rất nhiều xã của huyện Sa Pa, Mường Khương, thành phố Lào Cai sử dụng công chức tốt nghiệp tài chính, kế tốn làm cơng chức tư pháp hộ tịch, văn phịng thống kê. Số cán bộ, cơng chức có trình độ cao đẳng, đại học tập trung ở một số địa phương như thành phố Là Cai; huyện Bảo Thắng còn lại nhiều xã của các huyện Văn Bàn (14/22 xã, thị trấn), Si Ma Cai (6/12 xã) chưa có cán bộ đạt trình độ này. Như vậy, chủ yếu vẫn là trình độ trung cấp, số người chưa qua đào tạo cịn nhiều, thực tế cho thấy những CBCC chưa qua đào tạo này hiện có rất nhiều người đang theo học văn hóa, học chun mơn tại các huyện và thành phố Lào Cai. Điều này dẫn đến hiện tượng địa phương đủ biên chế nhưng số người đi học quá lớn nên thiếu người làm việc ở địa phương, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng chung đến chất lượng CBCC cấp xã.

Chuyên môn nghiệp vụ khơng được đào tạo, bồi dưỡng hoặc chưa có kinh nghiệm cơng tác gây nên bất cập rất lớn với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ở cơ sở. Cán bộ, công chức cấp xã nhất là các chức danh chun mơn nhưng lại khơng có chun mơn, hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dễ dẫn đến tuỳ tiện, không đúng theo quy đinh của pháp luật. Một số nơi công tác xây dựng, ban hành văn bản khơng đúng trình tự, thủ tục, thậm chí cả thẩm quyền. Thu chi nhiều khoản sai nguyên tắc: thực hiện việc báo cáo, tham mưu, giúp việc cho Uỷ ban nhân dân xã không kịp thời, không thường xuyên. Cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào tạo khi xử

lý công việc rất lúng túng, đặc biệt khi gặp tình huống thì giải quyết khó khăn khơng dứt điểm, hiệu quả thấp

Với một tỉnh vùng cao biên giới có 203 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, nhu cầu giao tiếp bằng ngoại ngữ rất lớn nhưng chỉ có 4 người có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh, khơng có một CBCC nào có chứng chỉ tiếng Trung. Điều này cần được các cấp chính quyền quan tâm khắc phục sớm;

Về tin học hiện nay có 717 người có trình độ tin học A trở lên, có đến 96 cơng chức văn phịng thống kê khơng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học, điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng hồn thành nhiệm vụ của CBCC cấp xã.

+ Trình độ quản lý nhà nước: Cho đến nay chưa có CBCC cấp xã nào

của Lào Cai được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước mà mới chỉ có 239 (6,5%) CBCC được đào tạo chun ngành hành chính văn phịng. Từ năm 2004 -2011 có 60 Chủ tịch UBND 60 Chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn được tham giá bồi dưỡng tạo chương trình quản lý hành chính dành cho đối tựơng này tại Trường Chính trị tỉnh. Thực tế cho thấy ở địa phương nào CBCC cấp xã có kỹ năng, phương pháp quản lý, được đào tạo về quản lý hành chính nhà nước thì họ sẽ giải quyết cơng việc nhanh chóng và hiệu quả, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ cao.

Nhiệm kỳ 2005 - 2010 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Đề án số 01-ĐA/TU ngày 29/12/2006 về “ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và thôn bản tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2010”. Trong 10 năm qua đã bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho 44.868 lượt người cho đội ngũ cán bộ, công chức. Đào tạo trung học phổ thông được 1.034 người, trung học cơ sở được 1.474 người, tiểu học được 458 người; đại học và cao đẳng được 613 người, trung cấp 1.027 người, sơ cấp lý luận chính trị được 1.021 người; trung cấp lý luận chính trị được 1.073 người; Tin học văn phịng được 393 người.

Tỉnh Lào Cai đã quan tâm củng cố kiện toàn đội ngũ giảng viên, nâng cấp cơ sở vật chât cho Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên và các Trường chuyên nghiệp để đảm nhiệm có hiệu quả việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được các cấp, các ngành chủ động thực hiện, khắc phục dần tình trạng mất cân đối về cơ cấu đào tạo trong thời gian trước; đào tạo cán bộ đa ngành, đa lĩnh vực, gắn đào tạo chun mơn với đào tạo về lý luận chính trị và rèn luyện kiến thức thực tiễn cho cán bộ. Cùng với đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cho cấp tỉnh và huyện, đã chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ xã, quan tâm đến việc nâng cao mặt bằng dân trí và đào tạo nguồn cán bộ là con em các dân tộc ít người tại cơ sở.

d. Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao + Năng lực tư duy lý luận:

Phần lớn hiện nay CBCC cấp xã đã có những nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn các vấn đề thực tiễn ở góc độ lý luận, quản lý, đã có những đề xuất sắc bén, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ở cấp xã.

Bên cạnh đó vẫn cịn những CBCC cấp xã năng lực tư duy lý luận còn yếu, vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước cịn cứng nhắc, máy móc, thiếu sáng tạo và linh hoạt, thậm chí vi phạm pháp luật mà khơng biết.

+ Năng lực tổ chức thực tiễn:

Là tỉnh có đa sắc tộc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số cịn gặp nhiều khó khăn, vẫn có một số hủ tục lạc hậu, do đó, dễ bị các thế lực thù địch lơi keo, lợi dụng gây chia rẽ dân tộc. Tình trạng di dịch cư tự do, lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo tun truyền đạo trái phép diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn đinh chính trị. Những khó

khăn đó địi hỏi CBCC cấp xã vùng sâu, vùng biên giới thường xuyên phải giải quyết những vấn đề liên quan đến chủ quyền Quốc gia, an ninh chính trị.

Do làm tốt công tác luân chuyển, điều động, tăng cường cán bộ cho cơ sở nên năng lực tổ chức công việc trong thực tiễn của CBCC đã phần nào được nâng lên so với trước đây. Trước thời điểm Bộ Chính trị (khoá IX) ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 25-1-2002 về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 4-12-2001 về luân chuyển, tăng cường cán bộ qua đó tạo mơi trường thuận lợi để cán bộ phấn đấu, học tập, rèn luyện và phát huy khả năng từ thực tế; khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ, thiếu đồng bộ trong công tác cán bộ ở từng ngành, lĩnh vực, huyện, thành phố, tạo tính tích cực, chủ động để các địa phương, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị tỉnh đã lựa chọn được 187 cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện luân chuyển, tăng cường về các xã khó khăn, trong đó khối Đảng, đồn thể là 37 cán bộ, công chức, khối nhà nước là 50 cán bộ, công chức và khối lực lượng vũ trang là 100 chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó, tỉnh

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w