Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 90 - 94)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng là nhân tố quyết định chất lượng, năng lực cán bộ, công chức. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng", Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để từng bước hình thành đội ngũ cán bộ, cơng chức có tư duy mới, có kiến thức, có phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn, coi đó là cơng việc quan trọng và cấp thiết.

Trong những năm qua Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã xây dựng Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 03/12/2001 về Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005; Quy hoạch nguồn nhân lực 2011-2020. Tăng cường đào tạo theo địa chỉ, tránh đào tạo một cách tràn lan, ồ ạt, chạy theo số lượng không chú ý đến chất lượng, ngành nghề không phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay tại Lào Cai mới chỉ thiên về đào tạo trình độ trung cấp lí luận chính trị và bồi dưỡng quản lý nhà nước mà ít trú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng theo từng chức danh. Với mục tiêu: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn chức danh, trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý điều hành, tạo điều kiện cho cán bộ, cơng chức cấp xã hồn thành tốt nhiệm vụ được giao" [24], trong thời gian tới cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo chức danh với khung chương trình do Bộ Nội vụ đã xây dựng theo quyết định 294 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên đại bàn tỉnh Lào Cai, phấn đấu đến

năm 2015 về chuyên môn, nghiệp vụ“ cán bộ chuyên trách: 90% được đào tạo đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ; công chức chuyên môn: 95% được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên theo đúng chuyên ngành, trong đó có trên 20% được đào tạo chuyên môn cao đẳng và đại học.” Về lý luận chính trị hành chính “cán bộ chuyên trách: 95% được đào tạo từ sơ cấp lý luận chính trị trở lên; công chức: 30% được đào tạo từ sơ cấp lý luận chính trị trở lên” (đề án số 19 “Quy hoạch và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015” của Tỉnh ủy).

Đổi mới công tác đào tạo ở Lào Cai cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

* Về nội dung, chương trình đào tạo:

Hiện nay tại Trường Chính trị tỉnh và Trường Cao đẳng cộng đồng của tỉnh đang thực hiện nhiều chương trình đào tạo như: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính; Trung cấp hành chính- văn thư; Trung cấp Luật; Trung cấp Nơng, lâm nghiệp… nhưng các khóa đào tạo này cịn q nặng về lý thuyết, chưa đi sâu vào kỹ năng, nghiệp vụ thực hành trong khi trình độ học vấn của CBCC cấp xã theo học các khóa đào tạo này là rất thấp. Thực tế này gây khó khăn cho cả người học và người dạy.

Trong mỗi khóa học thời gian nghe giảng nhiều, thời gian thảo luận ít, thời gian cho đi thực tế để gắn lý luận với thực tiễn lại càng ít. Nội dung các chương trình lại rất thiếu các kỹ năng trong khi yêu cầu công việc của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã là cụ thể, phát sinh hàng ngày, hàng giờ cần phải giải quyết nhanh chóng. Vì vậy việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã hiện nay là vấn đề cấp thiết. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, trước hết phải quán triệt tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 khố VIII: Lấy việc chuẩn hóa cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đổi mới

từng loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành.

Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo.

Tiến hành đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã theo phương châm: Đào tạo bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng mà công việc của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã địi hỏi.

Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải xây dựng theo tinh thần đổi mới phù hợp với những quan điểm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, yêu cầu cải cách hành chính và đặc điểm địa lý, trình độ dân trí, phù hợp với trình độ quản lý điều hành của chính quyền cấp xã ở từng vùng.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát thực tế, cụ thể với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, chú trọng kết hợp giữa đào tạo lý luận theo mục tiêu chương trình với đào tạo theo tình huống và phương pháp xử lý giải quyết các tình huống cụ thể trong quản lý điều hành của cán bộ chuyên trách và trong chuyên môn nghiệp vụ của cơng tác.

Để làm được điêu này địi hỏi Bộ Nội vụ; Học viện chính trị- hành chính quốc gia Hồ Chí Minh phải rà sốt lại nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện nay, có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp nhu cầu thực tế của đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã đi học, trong quá trình xây dựng nội dung chương trình nên tham khảo ý kiến của một số Trường Chính trị tỉnh thuộc các khu vực khác nhau. Sở Nội vụ cần khẩn trương phối hợp với các sở, ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các chức danh đã được Bội Nội vụ xây dựng chương trình và tài liệu.

* Về phương pháp giảng dạy:

Hiện nay,tại các cơ sở đào tạo đã quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên do tâm lý ngại thay đổi của một bộ phận giảng viên, do những khó khăn về cơ sở vật chất…nên phương pháp truyền thống vẫn đang được sử dung phổ biến khiến người học thụ động, ghi nhận và học thuộc những điều giảng viên trình bày, phụ thuộc vào kiến thức chuẩn bị sẵn của giảng viên, người học khơng có điều kiện phát biểu, tranh luận. Phương pháp này khơng phát huy được tính tích cực, tìm tịi suy nghĩ, khơng huy động nguồn kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ, công chức, không rèn luyện được kỹ năng cho người học. Do đó đổi mới phương pháp giảng dạy là địi hỏi tất yếu.

Đổi mới phương pháp giảng dạy cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã phải theo phương châm: Lấy người học làm trung tâm, người học đóng vai trị chủ động, giảng viên đóng vai trị là người hướng dẫn, người chủ trì.

Để đổi mới phương pháp giảng dạy cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ở Lào Cai có hiệu quả cần phải thực hiện các nội dung cụ thể sau đây:

- Trước hết là phải đổi mới và nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên. Vì giảng viên là nhân tố tiên quyết chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Tiếp tục tập huấn về phương pháp giảng dạy hiện đại cho giảng viên Trường Chính trị, các trung tâm chính trị huyện và những nơi tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Buộc giảng viên phải nắm rõ những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp giảng dạy, để tuỳ từng nội dung bài giảng, từng lớp, từng đối tượng cụ thể mà áp dụng các phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt mới đạt được chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tốt.

- Tiến hành trang bị kiến thức về kỹ năng quản lý hành chính cho đội ngũ giảng viên. Đây là loại kiến thức tương đối mới đối với giảng viên phải nắm vững để giảng dạy có chất lượng tốt hơn.

- Thực hiện chủ trương đưa giảng viên đi thực tế ở cơ sở, nhất là những giảng viên trẻ. Để đội ngũ giảng viên này có điều kiện tìm hiểu thực tế cơng

việc mà cán bộ, công chức cơ sở đang làm, phát hiện nhu cầu kiến thức mà cán bộ, công chức cần trang bị, qua đó hồn thiện bài giảng phù hợp với cán bộ, công chức cơ sở, xây dựng các bài tập tình huống sát với tình hình quản lý nhà nước ở cơ sở.

- Tổ chức toạ đàm, trao đổi giữa giảng viên với các đồng chí lãnh đạo, chuyên gia am hiểu về quản lý nhà nước ở cơ sở, qua đó bồi đắp thêm kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ giảng viên.

- Tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu về cán bộ, công chức ở cơ sở, nội san chuyên đề về cán bộ, công chức cơ sở, chuyên đề về phương pháp giảng dạy cán bộ, cơng chức.

- Trang bị các máy móc, thiết bị hỗ trợ cho giảng viên, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, bố trí số lượng học viên trong một lớp hợp lý. Tăng cường đầu tư sách, tài liệu để phục vụ cho giảng viên, học viên nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w