Những hạn chế của cán bộ,công chứ cở cấp xã ở tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 73 - 77)

xã ở tỉnh Lào Cai

a. Đối với Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy xã: Đa số tuổi đã cao vì họ là

những người đã kinh qua các vị trí lãnh đạo của các tổ chức đồn thể, chính quyền, là những người có kinh nghiệm nhưng nhiều người lại chưa được đào tạo bài bản, hiện nay có đến 157(55,4%) người ở chức danh này chưa qua đào tạo; 11% Bí thư, phó bí thư Đảng ủy xã đã và đang theo học các lớp Trung cấp chính trị ngắn hạn, đây là lớp dành cho những đối tượng chưa có bằng THPT, đang công tác, thời gian học trong 6 tháng. Nhiều người khi chuyển từ vị trí Chủ tịch UBND xã sang chức danh Bí thư cho rằng bị “ xuống chức” nên khơng nhiệt tình cơng tác, kỹ năng lãnh đạo điều hành cịn chưa cao.

b. Lãnh đạo các đồn thể: Chủ yếu trưởng thành từ công tác phong trào,

chưa được đào tạo, về chuyên môn nghiệp vụ (128 Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, 108 Bí thư đồn thanh niên chưa qua đào tạo) nên trong cơng việc cịn thụ động, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, chưa chủ động trong hoạt động của tổ chức mình, hiệu quả cơng việc thấp, cơng tác vận động quần chúng hiệu quả chưa cao.

c. Đối với cán bộ chính quyền cấp xã:

- Hiện nay Lào Cai đang thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, phường nên HĐND chỉ được tổ chức ở các xã và thị trấn. Việc không tổ chức HĐND phường chưa được rút kinh nghiệm, đánh giá kịp thời về việc giao các nhiệm vụ của HĐND cho UBND nên trong thực hiện còn nhiều lúng túng, việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân có nơi cịn chưa được thực hiện tốt.

Ở nhiều xã, thị trấn Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã chưa thể cùng đại biểu Hội đồng nhân dân đưa ra những Nghị quyết nhằm khai thác tiềm năng của địa phương tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã

hội ở cơ sở, mà họ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên; đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đang cịn yếu; tổ chức tiếp dân, đơn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân chưa tốt; chưa thực sự lắng nghe hết những lời nói tâm huyết của nhân dân, chưa nắm bắt tốt tâm tư nguyện vọng vủa nhân dân, chưa là người đại diện thực sự của nhân dân địa phương mình cơng tác.

- Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: Quản lý, điều hành Uỷ

ban nhân dân chưa khoa học, chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm. Những người mới giữ chức vụ lần đầu lại mất rất nhiều thời gian để làm quen với công việc, nhiều người khi được bầu vào chức danh này rồi mới đi học nên thời gian dành cho quản lý, điều hành rất ít. Việc quản lý các chương trình dự án chưa tốt, làm thất thốt vốn nhiều, hiệu quả từ cơng trình dự án đưa lại chưa cao; giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo nhất là về tranh chấp đất đai và chế độ chính sách chưa dứt điểm cịn để khiếu nại, tố cáo vượt cấp; quản lý công chức chưa tốt còn để họ nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân.

Bảng 2.1: Đánh giá phân loại chính quyền cơ sở năm 2010

TT Huyện, thành phố Tổngsố Phân loại Vững mạnh Khá Trungbình Yếu 1 Thành phố Lào Cai 17 11 4 2 2 Huyện Bảo Thắng 15 13 2 3 Huyện Bát Xát 23 19 4 4 Huyện Bắc Hà 21 13 8

5 Huyện Bảo Yên 18 10 6 2

6 Huyện Mường Khương 16 3 13

7 Huyện Sa Pa 18 15 3

8 Huyện Si Ma Cai 13 4 9

9 Huyện Văn Bàn 23 6 15 2

TT Huyện, thành phố Tổng số Phân loại Vững mạnh Khá Trungbình Yếu % 57,32 39,02 3,66

Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai.

d. Đối với các công chức chuyên môn:

- Công chức trưởng công an xã: Do chịu tác động của các mối quan hệ

họ hàng, thân quen nên tổ chức phòng ngừa, phòng chống các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật trên địa bàn cịn hạn chế, chưa làm tốt cơng tác bảo vệ hiện trường, bảo vệ mục tiêu quan trọng ở địa bàn. Nghiệp vụ của cơng an xã cịn nhiều hạn chế, chính vì vậy cơng tác nắm bắt, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao thường không hiệu quả. Các vụ việc vi phạm pháp luật, tội phạm trên địa bàn quản lý không phát hiện kịp thời.

- Công chức chỉ huy trưởng quân sự: Công tác tổ chức khắc phục thiên

tai, sơ tán cứu hộ, cứu nạn làm chưa tốt, xây dựng kế hoạch còn hạn chế.

- Cơng chức văn phịng - thống kê: Nhiều nơi chưa làm tốt công tác

soạn thảo văn bản quản lý, văn bản sai về thể thức, không đảm bảo nội dung cịn rất nhiều. Cơng tác quản lý văn bản chưa thực hiện đúng các quy trình, thủ tục nên hoạt động lưu trữ văn bản rất kém. Nhiều cơng chức chưa có kỹ năng xây dựng kế hoạch, chương trình cơng tác, kỹ năng tổ chức cuộc họp nên chuẩn bị các cuộc họp cũng chưa được làm tốt, đặc biệt đa số chưa thực hiện được công tác tham mưu cho lãnh đạo UBND.

- Cơng chức tài chính - kế tốn xây dựng: Thực hiện dự toán thu chi

ngân sách, quyết toán ngân sách, ghi sổ sách kế toán, quản lý các dự án xây dựng cơ bản, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong khai thác nguồn thu đang còn yếu kém. Nhất là cơng tác lập các dự tốn, quyết tốn dự án, cơng trình xây dựng do cấp xã là chủ đầu tư. Một số cơng chức có tư tưởng bịn rút của

cơng, tham ơ, tham nhũng, thậm chí tham mưu cho lãnh đạo địa phương tham nhũng(nhiều vụ việc đã được xem xét xử lý).

- Cơng chức địa chính - xây dựng: Lập và quản lý hồ sơ địa chính làm

chưa tốt, tham mưu giúp UBND hoà giải tranh chấp đất đai chưa thuyết phục dẫn đến tranh chấp kéo dài, vượt cấp còn nhiều, tham gia xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã chưa khoa học, chưa mang tầm chiến lược, chưa khai thác được tiềm năng của đất; phối hợp giải phóng mặt bằng chưa kịp thời cịn để lãng phí thời gian sử dụng đất, khiếu nại, hoà giải tranh chấp chưa tốt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa sâu rộng trong nhân dân.

- Công chức tư pháp - hộ tịch: Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật,

phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật đang còn hạn chế, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách chưa nhiều, chất lượng chưa cao; chưa thực hiện tốt việc thi hành án theo sự phân cấp. Công tác hộ tịch của cơng chức này ở nhiều nơi chưa tốt, tình trạng nể nang, cẩu thả dẫn đến việc thực hiện pháp luật về Hơn nhân gia đình, đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi chưa tốt.

- Cơng chức văn hố - xã hội công tác nắm bắt thơng tin và tình hình

mơi trường văn hố ở địa phương chưa nhạy bén. Cơng tác tun truyền, giáo dục đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội chưa tốt. Việc tổ chức các đội văn nghệ nghiệp dư ở cấp xã chưa tốt, công tác tham mưa cho Uỷ ban nhân dân về cá hình thức hiện tuyên truyền, vận động nhân dân còn nghèo nàn.

Ngồi ra cịn các yếu tố về cơ cấu, số lượng, tư duy, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã có ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước ở tỉnh Lào Cai:

+ Về cơ cấu cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã cịn bất hợp lý: Tỷ lệ nữ ít, chỉ có 857/3645 cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã (23%), trong đó cán bộ chuyên trách nữ chỉ có 282/1716 tổng số cán bộ chun trách

chính quyền cấp xã, các chị này chủ yếu là Hội trưởng hội phụ nữ các xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ cán bộ, công chức trẻ dưới 30 tuổi đã là khá cao so với nhiều tỉnh khác nhưng việc tiếp tục trẻ hóa đội ngũ CBCC vẫn cần được các cấp chính quyền đặt ra.

+ Số lượng công chức cấp xã kiêm nhiệm đang nhiều, chứng tỏ rằng đang thiếu người có trình độ, năng lực để bố trí vào cho chức danh chun mơn đó. u cầu đặt ra cho cấp uỷ, chính quyền Lào Cai hiện nay là phải tạo nguồn cho cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã để khắc phục hạn chế này. Việc thực hiện Bí thư kiêm chủ tịch UBND xã chưa được tổng kết, đánh giá kịp thời.

+ Một bộ phận cán bộ, công chức nhận thức về đường lối đổi mới và cơ chế mới còn hạn chế; tư duy kinh tế còn chậm đổi mới để phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường; tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, cầm chừng, kém năng động, sáng tạo, tác phong, lề lối làm việc chậm chạp, lề mề, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm... đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w