ĐẶC THÙ VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ,CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH MIỀN NÚI, BIÊN GIỚ

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 39 - 45)

TỈNH MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI

Đơn vị xã, phường, thị trấn ở các tỉnh miền núi, biên giới là những địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, trình độ kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp. Đây là những vùng thường có đa dân tộc sinh sống ở những thơn bản xa trung tâm với nhiều tập tục lạc hậu. Bên cạnh đó ở những địa phương này cịn có sự giao thoa về kinh tế, văn hóa của những tộc người của hai quốc gia láng giềng. Những điều kiện đó có tác động rất lớn đến cơng tác quản lý nhà nước ở các địa phương. Cũng chính điều đó đã tạo cho đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã ở tỉnh miền núi biên giới có những đặc thù nhất định

Thứ nhất, về phẩm chất chính trị họ là những người có lịng nhiệt tình

cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm tổ chức thực hiện những chủ trương của Đảng và nhà nước vào thực tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở địa phương trong điều kiện địa phương cịn hết sức khó khăn. Trong cuộc sống họ ln là người đi đầu, gương mẫu tìm tịi các mơ hình kinh tế để hướng dẫn nhân dân. Hơn ai hết họ là những người am hiểu các phong tục, tập quán của đồng bào nên họ luôn là chỗ dựa tinh thần cũng như vật chất cho bà con nên họ có một chiếm vị trí

quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Thực tế tại các địa phương khi cần có những vấn đề lớn trong dịng tộc, gia đình, đa số người dân đều tham khảo ý kiến của CBCC ở địa phương. Nhiều vị lãnh đạo xã đồng thời cũng là những thầy cúng với phẩm cấp cao nhưng họ khơng hành nghề đó để kiếm tiền mà dùng uy tín của mình để tun truyền,vận động nhân dân về nếp sống mới.

Thứ hai về phẩm chất đạo đức, Hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

ở tỉnh miền núi, biên giới là người bản địa, sinh sống và lớn lên tại xã do đó có mối quan hệ dòng họ, làng, bản về mọi mặt của đời sống xã hội. Đa phần họ là những con người chất phác, thật thà trong từng lời ăn, tiếng nói. Họ khơng thích phơ trương, hình thức, ln sống giản dị, hịa đồng, gần gũi nhân dân và được nhân dân tín nhiệm cao. Họ ln gương mẫu, đi đầu trong cuộc sống, có ý thức phòng, chống tham nhũng. Thực tế cho thấy ở các xã miền núi, biên giới cũng có những vụ việc tham nhũng, tuy nhiên những vụ việc này thường là những vụ việc có số tài sản bị tham nhũng rất nhỏ, nguyên nhân thường do cán bộ, công chức thiếu hiểu biết nên bị cấp dưới hoặc kẻ xấu lợi dụng.

Thứ ba, về trình độ văn hóa, chính trị, chun mơn, nghiệp vụ. Có thể

nói đây là những đặc thù rõ ràng nhất của cán bộ, công chức cấp xã ở miền núi, biên giới.

Về văn hóa, hiện nay rất nhiều cán bộ, cơng chức cấp xã ở khu vực này có trình độ văn hóa thấp hơn so với chuẩn. nhiều cán bộ của các đồn thể, cá biệt có những nơi, bí thư đảng ủy xã hoặc phó Chủ tịch UBND xã mới chỉ tốt nghiệp tiểu học và chỉ dừng ở mức đọc thông, viết thạo nên việc đọc văn bản quản lý, việc ra văn bản quản lý là rất khó khăn và chất lượng khơng cao.

Về trình độ chính trị và quản lý hành chính của CBCC khu vực này cũng cịn thấp so với các khu vực khác. Chính do trình độ văn hóa thấp nên cơng tác đào tạo về lý luận chính trị đối với đối tượng này gặp rất nhiều khó

khăn, khó khăn từ khâu tuyển sinh đến tổ chức lớp học và thực hiện giảng dạy. Khi tuyển sinh những người có trình độ văn hóa cao lại khơng ở trong quy hoạch, hoặc khơng được nhân dân tín nhiệm bầu nên để tuyển sinh được một lớp đào tạo lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ, cơng chức xã thường không đủ chỉ tiêu, nếu để họ học cùng đối tượng công chức ở các cơ quan của huyện, của tỉnh thì lại khó khăn cho tổ chức lớp học và hoạt động giảng dạy của giảng viên vì nhận thức của học viên khơng đồng đều. Việc học lý luận của những cán bộ, công chức này thường được tổ chức kèm theo việc học văn hóa nên thời gian học của học viên rất căng thẳng (ba ca một ngày kể cả thứ bảy, chủ nhật). Điều này cũng dẫn đến một thực tế là khi họ được bầu vào những chức danh chủ chốt ở địa phương thường họ sẽ mất từ hai đến ba năm đầu nhiệm kỳ cho việc học văn hóa và học lý luận chính trị. Đây là một khó khăn rất lớn cho địa phương vì khơng có người làm việc. Ở nhiều xã vùng sâu, vùng xa, biên giới cả bộ máy lãnh đạo xã thay nhau đi học nên cơng việc bê trễ. Những điều đó có tác động rất lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã.

Về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đối với những cán bộ, công chức trẻ hiện nay đã có một số được đào tạo có trình độ đại học hoặc trung cấp nhưng những cán bộ, công chức đã lớn tuổi nhiều trường hợp chưa được đào tạo về chuyên môn mà chỉ được bồi dưỡng các lớp ngắn ngày, kiến thức chắp vá, làm việc bằng kinh nghiệm là chính, mặc dù có phẩm chất chính trị vững vàng nhưng do thiếu khả năng nhận thức các quy luật vận động của kinh tế - xã hội nên khi có những tình huống xảy ra nhiều khi lúng túng trong việc tìm ra giải pháp phù hợp. Những đối tượng này rất khó bố trí đi học để nâng cao trình độ vì tuổi đời đã cao nhưng họ lại là người được nhân dân tín nhiệm nên cũng chưa thể thay thế được.

Thứ tư, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ: Do cịn nhiều cán bộ, cơng

của nhiều người chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong việc đề ra các chủ trương, chính sách để phát triển địa phương cịn lúng túng, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, chủ yếu làm theo chỉ đạo điều hành của cấp trên nên thiếu tính sáng tạo trong cơng việc. Một bộ phận CBCC cấp xã ở khu vực này tuổi cao, trình độ học vấn hạn chế, song lại có uy tín, có tiếng nói trong xã thơng qua bầu cử giữ các chức danh cán bộ chuyên trách lại có khả năng vận động quần chúng song lại có tư duy kinh nghiệm, đơi khi giải quyết công việc quá nguyên tắc, cứng nhắc, thiếu mềm dẻo, đôi khi lại giải quyết công việc theo ý nghĩ chủ quan, tình cảm nên nhiều khi khơng đạt được hiệu quả cơng việc, khả năng giao tiếp cịn kém, đặc biệt trong việc giao tiếp với nhân dân. Một bộ phận cán bộ, công chức là người miền xuôi lên công tác tại các xã được đào tạo bài bản, tuổi trẻ, năng động song lại không biết tiếng địa phương, không hiểu phong tục tập quán của người địa phương nên công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định biên giới gặp nhiều khó khăn.

Do là những xã giáp biên giới nên có sự giao lưu về kinh tế, văn hóa xã hội giữa cư dân của hai quốc gia nên trong công tác quản lý của cán bộ xã vấn đề quản lý an ninh, biên giới quốc gia, công tác đối ngoại là rất quan trọng nhưng họ lại không được học nhiều về nội dung này, đặc biệt là cơng tác đối ngoại nên khi có những tình huống cụ thể liên quan đến vấn đề biên giới, chủ quyền, an ninh... vai trị của chính quyền cơ sở và của người đứng đầu khơng được thể hiện rõ nét.

Một đặc thù cũng rất rõ ràng của cán bộ, công chức cấp xã ở miền núi, biên giới là đội ngũ cán bộ, công chức chủ yếu là người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, họ là lao động chính trong gia đình nhưng lại là cán bộ do đó cũng hạn chế về thời gian nghiên cứu các các chủ trương, chính sách để cụ thể hóa vào thực tế. Ngồi ra, nhất là trong thời gian thu hoạch và vào vụ họ bị chi phối nhiều vào việc gia đình ít quan tâm đến cơng việc của xã.

Do đặc thù thành phần dân cư trong một xã gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Nhiều xã có đến 7, 8 dân tộc vì vậy trong cơ cấu cán bộ, cơng chức thành phần dân tộc cũng rất đa dạng. Trái lại có những xã chỉ có hai đến ba dân tộc cùng sinh sống là dân tộc H Mông và dân tộc Dao hoặc dân tộc kinh nên đội ngũ cán bộ, công chức ở đây chủ yếu là người H Mơng hoặc người Dao. Chính vì vậy có nhiều địa phương đang ở trong tình trạng nhiều người trong một gia tộc nắm những vị trí quan trọng ở xã với những chức danh Bí thư đảng ủy, Bí thư đồn thanh niên, Hội trưởng hội phụ nữ xã…Điều này là do tâm lý dịng họ vì người đương chức có thể xin hoặc cử con em trong gia đình đi học dưới danh nghĩa “dự nguồn”, khi bổ nhiệm hoặc tuyển dụng học là những người có bằng cấp lại là người địa phương nên được ưu tiên tuyển dụng.

Do vị trí của người phụ nữ trong nhiều dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa rất thấp nên cơ hội để người phụ nữ được cử đi học, được tham gia cơng tác ở chính quyền xã là rất khó khăn. Ở các xã vùng cao, biên giới số cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong những năm trước đây chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cùng với sự phát triển của xã hội, số cán bộ, cơng chức nữ tham gia cơng tác chính quyền đã nhiều hơn trước đây nhưng trong công tác chị em gặp rất nhiều khó khăn từ gia đình cũng như xã hội.

Với vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là những lực lượng chính triển khai pháp luật trong thực tế cuộc sống, đặc biệt ở địa bàn vùng cao, biên giới, vấn đề đánh giá chính xác để có những giải pháp đồng bộ, kịp thời để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là một trong những địi hỏi khách quan trong cơng tác tổ chức cán bộ của các cấp chính quyền ở các tỉnh nói chung và Lào Cai nói riêng

Cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã có vị trí, vai trị rất quan trọng: cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người gần dân, sát dân, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân, là người trực tiếp vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân, là người trực tiếp tập hợp khối đại đồn kết tồn dân, phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư. Trong những năm qua, phát huy vị trí và vai trị của mình, cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã đã có những đóng góp lớn vào giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trước u cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực trạng năng lực của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ởLào Cai, do đặc thù của cán bộ, cấp xã ở Miền núi, biên giới, chưa ngang tầm với đòi hỏi xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN. Vấn đề cấp thiết đặt ra là nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, nhất là năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Lào Cai.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w