* Đánh giá cán bộ, cơng chức nói chung và cán bộ, cơng chức cấp cơ sở nói riêng là khâu quan trọng trong cơng tác cán bộ. Đây cũng là một tác nghiệp rất quan trọng của các nhà quản lý nhân sự trong tổ chức. Đánh giá cán bộ, công chức là nhằm xác định mức độ hịan thành cơng việc, sự cống hiến của họ. Kết quả đánh giá là cơ sở để đề ra các quyết định nhân sự liên quan đến cá nhân cán bộ, công chức như tăng lương, đề bạt, khen thưởng, bãi nhiệm, kỷ luật và đào tạo, bồi dưỡng. Thực tế tại các địa phương việc đánh giá cơng chức cịn khá hình thức, chưa thật sự trên cơ sở kết quả công việc. Các tiêu chuẩn để đánh gía cán bộ, cơng chức cịn chung chung, Xem bản kiểm điểm của một cán bộ, công chức trong nhiều năm khơng thấy khác là bao, nếu có điểm khác chỉ là khác về chức vụ đảm nhận, khác về thành tích cịn phần hạn chế, khuyết điểm các năm khơng có gì khác chỉ chung chung là tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao, chưa thật sự chủ động trong công việc.
Việc đánh giá cán bộ, công chức cần phải đảm bảo được các nguyên tắc sau: Đảm bảo khách quan, công bằng
Gắn với tiêu chuẩn chức danh Dựa vào kết quả thực thi công vụ
Gắn liền với các hình thức xử lý kỷ luật hoặc khen thưởng
Hiện nay, theo quy định của pháp luật ở nước ta việc đánh giá đối với cán bộ cấp xã được thực hiện tương tự như đối với cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên. Đối với công chức cấp xã được thực hiện theo Nghị định số 112/2011/ NĐ-CP ngày 5/11/2011 của Chính phủ về cơng chức xã, phường, thị trấn.
* Khen thưởng cán bộ, công chức cấp xã là sự khẳng định việc hoàn thành tốt nghĩa vụ của cán bộ công chức thông qua hiệu quả thực thi các công vụ cụ thể. Khen thưởng là sự ghi nhận và trao cho cán bộ, cơng chức có thành tích những giá trị vật chất và tinh thần để động viên khích lệ sự cống hiến của họ cũng như của đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung. Khen thưởng sẽ giúp
cho cán bộ, công chức cũng như tập thể (hay người) sử dụng cỏn bộ, cơng chức có được những cơ hội để hiểu về họ hơn.
Trên thực tế, khen thưởng cán bộ, cơng chức có thể có rất nhiều hình thức: - Hình thức tơn vinh, danh dự.
- Hình thức vật chất.
- Hình thức kết hợp các danh dự, tơn vinh và vật chất.
Ở nước ta, cán bộ, công chức cấp xã có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ thì được xét khen thưởng theo quy định của Luật thi đua khen thưởng. Trong khen thưởng cần đảm bảo khen đúng người, đúng việc, hạn chế việc khen lãnh đạo địa phương rồi mới xét đến cấp dưới và việc khen theo kiểu luân phiên.
* Kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã đối với công vụ mang ý nghĩa của
kỷ luật hành chính. Điều đó cũng gắn liền với những quyền lợi mà cán bộ, cơng chức có thể khơng nhận được và trong trường hợp cao nhất, công chức không được làm trong nền công vụ.
Kỷ luật công chức cũng gắn liền với các hình thức: - Các hình thức mang tính “răn đe”
- Kỷ luật gắn liền với vật chất. - Kỷ luật gắn liền với chức nghiệp.
Việc kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của Luật cán bộ, công chức
Đối với cán bộ áp dụng các hình thức sau: khiển trách; cảnh cáo; cách chức; bãi nhiệm.
Đối với công chức việc tiến hành kỷ luật được thực hiện theo quy định của Nghị định định số 112/2011/ NĐ-CP ngày 5/11/2011 của Chính phủ về cơng chức xã, phường, thị trấn với các hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thơi việc. Riêng hình thức giáng chức chỉ áp dụng đối với công chức cấp xã là Chỉ huy trưởng quân sự và Trưởng công an xã.
Khi tiến hành kỷ luật cán bộ,công chức phải dựa trên các tiêu chuẩn quy định để xem xét, khơng tuỳ tiện, khơng cảm tính. Cần phải thấy rằng, xử lý kỷ luật cơng chức là hình thức xử lý đối với lỗi cơng vụ thơng qua đó nhằm làm cho hoạt động công vụ tốt hơn.
Kỷ luật công chức phải đảm bảo các yêu cầu: cơng khai; dân chủ; bình đẳng; và có sự tham gia của cơng chức