Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 45 - 53)

hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Lào Cai

- Về điều kiện tự nhiên

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu (ngày 01/01/2004), diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai là 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước), là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phía Đơng giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.

Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống quá thấp (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi).

Tổng dân số toàn tỉnh năm 2008 là 613.075 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động chiếm 52%. Mật độ dân số bình qn là 96 người/km2. Tỉnh có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hồ thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số tồn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 4,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, cịn lại là các dân tộc đặc biệt ít người khác như: Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...

Đơn vị hành chính

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố (1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà), với 164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực:

- Khu vực I: gồm 16 xã, phường có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi.

- Khu vực II: gồm 40 xã, thị trấn có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thơng đi lại cịn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.

- Khu vực III: gồm 108 xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn, các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thơng đi lại cịn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội cịn hạn chế.

- Về kinh tế- xã hội

Là nơi tuyến đầu của Tổ quốc, Lào Cai là một trong những tỉnh có vị trí địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Vị trí chiến lược đó cũng đã tạo điều kiện để Lào Cai trở thành đầu mối thông thương kinh tế, giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói

chung. Trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế, song với chủ trương, quan điểm, định hướng đúng đắn cùng với sự năng động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, điều hành, sự quyết tâm phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (5 năm 2005 - 2010) là 13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năm 2010 tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP chiếm 27,9%; công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 34,2%. Sản xuất lương thực liên tục được mùa, năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt 220.000 tấn. Với lợi thế về cửa khẩu, lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ được khai thác có hiệu quả đã và đang tạo bước phát triển mạnh mẽ cho Lào Cai.

Lào Cai hiện còn 03 huyện và 95 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp, nguồn lao động tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, thiếu đội ngũ lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật. Quy mơ một xã ở Lào Cai rất lớn, diện tích nhiều xã bằng diện tích của một huyện đồng bằng nhưng mật độ dân cư lại thấp. Các làng, bản trong xã thường rất phân tán, cách xa nhau, có bản cách trung tâm xã bằng cả ngày đường đi bộ. Giao thông kém phát triển, quy mơ địa bàn lại rộng, địa hình phức tạp đã làm cho việc quản lý điều hành, tổ chức thực hiện của chính quyền xã đến các thơn bản đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai vẫn cịn mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. Sản phẩm của các ngành này chỉ đủ phục vụ tiêu dùng trong sinh hoạt, chưa trở thành hàng hóa. Sản xuất hàng hóa tuy đã bước đầu xuất hiện ở các xã vùng thấp do sự tác động của kinh tế thị trường đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, song chưa thật mạnh mẽ. Còn lại hầu hết các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn vẫn cịn là mơi trường khép kín, biệt lập.

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã chú trọng phát triển kinh tế theo hướng có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác tốt lợi thế của địa phương trên cơ sở bảo đảm tính bền vững của sự phát triển. Xuất phát từ thực trạng Lào Cai, với 70% - 80% là nơng dân, nơng thơn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng bộ Lào Cai đã tập trung nghiên cứu chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; đầu tư để tạo bước chuyển mạnh mẽ từ kinh tế tự túc, tực cấp sang sản xuất hàng hóa.

Đến nay, sản xuất nơng nghiệp vượt qua giai đoạn nhiều khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt trên 1000 tỷ đồng/ năm. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác tăng từ 8 triệu đồng (năm 2000) lên 14 triệu đồng (năm 2005). Những năm gần đây, diện mạo nông thôn Lào Cai có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh được cải thiện đáng kể; thu nhập hộ gia đình tăng 2,2 lần. Hoạt động dịch vụ, sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp ở khu vực nơng thơn có bước phát triển, một số nghề truyền thống được khôi phục. Bước đầu thực hiện cơ giới hóa trong một số khâu sản xuất và bảo quản sau thu hoạch.

Quá trình mở cửa hội nhập thực sự đã mở ra cơ hội để Lào Cai phát triển kinh tế- xã hội. Trong những năm qua, Lào Cai đã có quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ngày càng tồn diện, tin cậy, cùng có lợi, mang lại hiệu quả cho cả hai bên, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia, xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; đồng thời, đã mở rộng quan hệ hợp tác với các vùng Tây Nam (Trung Quốc). Quan hệ với các vùng, lãnh thổ, các tổ chức quốc tế ngày càng tăng lên, trở thành đối tác tin cậy của các nhà tài trợ. Quan hệ hợp tác giữa Lào Cai với các tỉnh, thành phố trong nước được củng cố và ngày càng mở rộng, đặc biệt với các tỉnh thành trên trục hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai- Hà Nội - Hải

Phòng và các tỉnh kết nghĩa trong thời kì kháng chiến. Năm 2010 kim ngạch xuất nhập - khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai đạt khoảng 800 triệu USD. Với những thành tựu đã đạt được bằng những cố gắng của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai trong những năm qua cho thấy, Lào Cai đã tạo ra được những khả năng để phát triển, tạo ra được những cơ hội để tiếp cận khoa học kĩ thuật và phát triển dân trí, Cùng với những thuận

lợi và những cơ hội cho Lào Cai phát triển, việc mở cửa, hội nhập cũng để lại nhiều vấn để phức tạp, nhạy cảm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tác động mạnh mẽ đến bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng nói riêng. Là tỉnh biên giới, có nhiều lợi thế để phát triển thương mại, du lịch và công nghiệp khai thác, trong những năm qua, các dự án khai thác khoáng sản và việc xuất - nhập khẩu khoáng sản cũng là một trong những vấn đề đặt ra phải giải quyết sao cho hợp lí. Lào Cai là một trong những tỉnh có sức hút rất lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước, đây vừa là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển ngành công nghiệp du lịch nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề bởi những yếu tố kéo theo như: văn hóa phương Tây du nhập vào cuộc sống giản dị, thuần phát của đồng bào dân tộc thiểu số; lạm dụng tình dục và những hệ quả của du lịch làng bản khiến cho nhiều giá trị truyền thống đang bị mai một. Những vấn đề này cũng có tác động khơng nhỏ đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp ở Lào Cai hiện nay.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,85%. Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm đạt 1.268 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kì. Khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành trong 6 tháng đạt 1.179 tỷ đồng, giải ngân 900 tỷ dồng, các dự án ODA, WB, ADB tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đạt 4.220 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kì. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 576 triệu USD. Tổng thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 1.328 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng được

kiểm sốt chặt chẽ, tổng dư nợ là 11.141 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với cuối năm 2011.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội của tỉnh trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ đói nghèo hàng năm giảm 5%, đời sống nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt, bộ mặt nông thôn, vùng cao ngày càng đổi mới. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tỉnh đã cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho trên 400 người thuộc hộ cận nghèo, phân bổ hơn 300 tấn gạo cứu đói giáp hạt của Chính phủ cho các huyện, thành phố. Với những chính sách cụ thể, thiết thực, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn, vùng cao ngày càng đổi mới. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cũng được chú trọng, trong 6 tháng đầu năm 2012, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo cho các lao động để đi xuất khẩu lao động. Cùng với việc phát triển kinh tế, cơng tác quốc phịng, an ninh cũng được tăng cường, hoạt động đối ngoại thu được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào phát triển của đất nước và bảo vệ đường biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển. Cơng tác xây dựng Đảng, Chính quyền và các đồn thể có nhiều tiến bộ, hệ thống chính trị các cấp được củng cố và tăng cường trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới.

Các thiết chế trong xã hội truyền thống ở làng, bản cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã vùng cao, biên giới. Đáng chú ý là thiết chế cộng đồng dòng họ và thiết chế cộng đồng làng bản. Đối với tộc người H’Mơng, Dao, vấn đề cộng đồng dịng họ được đề cao. Những người cùng dòng họ, cùng tổ tiên có trách nhiệm giúp đỡ nhau, coi nhau là anh em, bảo vệ lẫn nhau trong cuộc đua tranh với người ngồi. Bất cứ người H’Mơng ở đâu tới, địa vị và hành vi ra sao, nhưng nếu là cùng dòng họ đều được sự che chở, giúp đỡ nhiệt tình của người trong họ. Quan hệ dịng họ ít nhiều chi phối trong bầu cử, trong điều hành công việc của cán bộ, công chức ở các xã. Các thôn, bản, làng vùng đồng bào dân tộc

thiểu số Lào Cai, tuy khơng phải là đơn vị hành chính, nhưng lại có các thiết chế văn hóa chặt chẽ. Người trong thơn, bản có tính cộng đồng, giúp đỡ nhau trong kinh tế, sản xuất, trong ngày cưới, làm nhà, ma chay… Trong làng, bản mỗi cá nhân như chìm trong cộng đồng; lợi ích cá nhân, đặc biệt là lợi ích kinh tế khơng được đề cao mà hịa vào lợi ích cộng đồng, ẩn sâu vào lợi ích cộng đồng qua quan hệ “cái tơi” đứng sau “cái ta”. Tâm lý này đã góp phần hạn chế tính quyết đốn của cán bộ lãnh đạo chính quyền, trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng bị hạn chế, thậm chí bị triệt tiêu. Đặc điểm này cịn làm cho tính cục bộ của làng, bản được đề cao. Mỗi bản, làng sống theo quy ước riêng, tôn trọng quy ước, nếp sống của bản, làng. Vì vậy, vai trị điều hành của chính quyền cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai gặp rất nhiều khó khăn.

Trên địa bàn một xã của tỉnh Lào Cai có ít nhất là 2 dân tộc, một số xã đan xen từ 3 đến 5 dân tộc cùng sinh sống. Cư trú đan xen thường dẫn đến hai khuynh hướng đối lập nhau: khuynh hướng đoàn kết, đùm bọc, che chở và khuynh hướng hiềm khích, xích mích, xung đột, trong đó khuynh hướng đồn kết đùm bọc các dân tộc là khuynh hướng truyền thống.

Tuy nhiên, do có nhiều điểm khác nhau về ngôn ngữ, về phong tục tập quán, tâm lý tộc người… nên khuynh hướng hiềm khích, xích mích dân tộc ln có nguy cơ bùng nổ. Đặc biệt, với sức ép về tăng dân số, tỷ lệ đất canh tác giảm, thì mầng mống mất đồn kết dân tộc ln tồn tại, tiềm tàng.

Nếu đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở xã có tư tưởng cục bộ, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp theo lợi ích của dân tộc mình, dịng họ mình, thì tình trạng xích mích dân tộc dễ xảy ra, thậm chí có khi trở thành vấn đề lớn, đe dọa an ninh quốc gia.

Do những yếu tố khách quan và chủ quan, nên mặt bằng dân trí của đồng bào vùng cao Lào Cai còn thấp. Nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất theo tập quán, mang nặng yếu tố kinh nghiệm. Kinh tế nương rẫy biến hộ gia đình thành đơn vị khép kín, trẻ em cũng được phân cơng cơng việc, thậm chí cịn

phải lao động nặng nhọc, nên cịn khá nhiều trẻ em khơng được đến trường, cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học cịn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục song số người không biết chữ trong đồng bào dân tộc thiểu số cịn chiếm tỷ lệ cao, tình trạng tái mù vẫn diễn ra, tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi còn thấp... Những yếu tố trên ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng, đến công tác xây dựng chính quyền và các tổ chức đồn thể ở các xã, đồng thời cũng ảnh

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh lào cai (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w