chức và kế cận, mở các lớp tại chức ở huyện hoặc một cụm gồm một số huyện để sớm phổ cập trình độ trung cấp về chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã.
- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quản lý chuyên ngành cho các chức danh chính quyền cấp xã, có chính sách hàng năm đưa cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở tỉnh bạn.
- Tỉnh cần xem xét các chế độ cho phù hợp với điều kiện thực tế địa
phương và thực tế mức chi phí, sinh hoạt trong thời điểm hiện nay.
3.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác cán bộchính quyền cấp xã chính quyền cấp xã
Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội một cách tồn diện và trực tiếp. Cán bộ có vai trị rất quan trọng, nó là nhân tố quyết định sự thành cơng hay thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, Đảng ta phải lãnh đạo công tác cán bộ. Trong thời gian qua Đảng đã đề ra nhiều chính sách, nghị quyết về công tác cán bộ. Trong giai đoạn hiện nay cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ở Lào Cai hiện nay cần phải chú trọng các nội dung sau đây:
- Quán triệt tinh thần của Đại hội XIV (nhiệm kỳ 2010- 2015) Đảng bộ tỉnh Lào Cai:
Thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, trước mắt cần tập trung làm tốt khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đào tạo lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ đối với cán bộ cơ sở; luân chuyển cán bộ theo quy hoạch. Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, trung tâm bồi dưỡng chính trị, giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, từng bước nâng cao chất lượng, cơ cấu hợp lý, thực hiện chuẩn hóa cán bộ, cơng chức…. Thực hiện tốt các chính sách đối với cán bộ, nghiên cứu chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ đến cơng tác ở vùng khó khăn; chính sách đối với cán bộ được ln chuyển, thu hút cán bộ vào các lĩnh vực đang thiếu và yếu [17]. - Trên cơ sở đánh giá khách quan về tình hình thực trạng của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ, nhất là xây dựng cán bộ, cơng chức kế cận có triển vọng, đảm bảo tính kế thừa và liên tục.
- Chỉ đạo các cấp thực hiện tốt chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài về làm việc ở cơ sở.
- Quan tâm đúng mức đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm chuẩn hố cán bộ, cơng chức, chính quyền cấp xã.
- Bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường đảm bảo cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ.
- Thực hiện ln chuyển cán bộ, cơng chức có năng lực, có chiều hướng phát triển ở tỉnh, huyện về xã để dẫn dắt cán bộ cở sở, phát triển phong trào ở cơ sở.
- Kiên quyết thay thế những cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất chính trị, yếu về năng lực, khơng bố trí lại những cán bộ vào vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở những nơi phong trào kém, kinh tế phát triển chậm, chính trị khơng ổn định, mất đồn kết, tín nhiệm thấp.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, quản lý cán bộ theo đúng quy chế.
- Xây dựng quy chế, quy định trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, trách nhiệm của cấp uỷ cấp trên trực tiếp khi để xảy ra mất đoàn kết trong nội bộ cấp uỷ hoặc tổ chức Đảng ở cơ sở yếu kém.
- Kiện toàn và nâng cao chất lượng cơ quan tham mưu công tác cán bộ các cấp, đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ trong lĩnh vực mới.
Tiểu kết chương 3
Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về cán bộ, trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã, tìm hiểu kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai, tác giả đã mạnh dạn đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ở Lào Cai hiện nay. Hệ thống giải pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, cho nên trong quá trình thực hiện phải tiến hành một cách đồng bộ. Thực hiện tốt hệ thống giải pháp này, chắc chắn trong những năm tới Lào Cai sẽ có đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về trình độ, kỹ năng quản lý nhà nước tốt, tạo tiền đề cho việc thúc đẩy kinh tế - xã hội Lào Cai phát triển.
KẾT LUẬN
Nhận thức được tầm quan trọng của CBCC cấp xã đối với hệ thống chính trị cơ sở nói riêng và đối với tồn bộ hệ thống chính trị nói chung, cơng tác cán bộ được Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn, trong đó đặc biệt chú trọng tới chất lượng CBCC cấp xã. Chất lượng CBCC cấp xã tốt thì hiệu quả quản lý ở cơ sở tốt, địa phương vững mạnh, nhân dân tin tưởng Đảng và Nhà nước; ngược lại, CBCC trình độ năng lực yếu kém, sa sút về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, thối hóa, biến chất, phiền hà, sách nhiễu nhân dân, tham ơ, lãng phí… sẽ gây mất ổn định lịng dân, mất niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
Xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới là việc làm vừa cơ bản, vừa cấp bách và là công tác thường xuyên và lâu dài, do đó, địi hỏi các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp phải quán triệt và thấm nhuần các quan điểm của Đảng, quy định của nhà nước về đổi mới công tác cán bộ và phải xây dựng cho được những chương trình hành động về cơng tác cán bộ, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.
Việc nghiên cứu cơng tác cán bộ tỉnh Lào Cai nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Lào Cai nói riêng tuy khơng phải là việc làm mới, nhưng đây là một vấn đề lớn và phức tạp, còn rất nhiều vấn đề đang đặt ra cần tiếp tục giải quyết, nhưng chúng ta đã có những thành cơng và rút ra những bài học kinh nghiệm. Đó là cơ sở vững chắc để cơng tác cán bộ của Đảng ngày càng được tăng cường, phát triển và có hiệu quả, góp phần quyết định vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và trong đó có đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã của tỉnh Lào Cai đủ năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Đề tài được lựa chọn và triển khai nghiên cứu với hy vọng đóng góp một phần vào sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung; cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng của tỉnh Lào Cai. Luận văn đã hồn thành được những nhiệm vụ cơ bản đặt ra đó là:
- Làm sáng tỏ thêm khía cạnh lý luận, nhận thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập.
- Phân tích, đánh giá một cách khá đầy đủ, tồn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Lào Cai, chỉ ra ưu điểm, yếu kém và nguyên nhân của chúng.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp góp phần xây dựng và thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Lào Cai.
Là vấn đề lớn, khó và phức tạp, những nghiên cứu, luận giải đơi chỗ thậm chí cịn phiến diện, do đó khó tránh khỏi thiếu sót, khuyết điểm. Tác giả xin chân thành đón nhận những chỉ dẫn, đóng góp của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý để đề tài được hồn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn./.