Do những yếu tố lịch sử, nước ta phải trải qua thời gian chiến tranh kéo dài, sau đó là duy trì một chế độ hậu chiến khá dài nên cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng phát triển một cách chậm chạp, ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức cũng như ý thức pháp luật của nhân dân, trong đó có cả các nhà lãnh đạo. Do đó, trong một thời kỳ dài, những vụ án hình sự được Tịa án xét xử không cần đến Luật sư bào chữa hoặc tham gia bảo vệ cho bị can, bị cáo và đương sự. Vai trị của Luật sư khơng được coi trọng, ngay chính các bị can, bị cáo và đương sự khi ra đến tịa đều khơng hề biết đến vai trò của Luật sư trong hoạt động tố tụng có thể giúp ích gì hoặc có biết thì cũng khơng dễ dàng chấp nhận một khoảng chi phí nhất định để Luật sư tham gia bào chữa hoặc bảo vệ cho họ. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quá chú trọng vào việc trừng trị tội phạm, điều kiện thuận lợi trong hoạt động tố tụng luôn được dành cho cơ quan tiến hành tố tụng đã ăn sâu vào nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Vẫn còn tồn tại quan niệm, việc vận hành "bộ máy" tố tụng hình sự cơ bản chỉ cần ba cơ quan là; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Luật sư bị đặt ra ngồi "rìa" chỉ được coi là bộ phận hỗ trợ hoặc phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng.
Chính tư duy này tồn tại trong một thời gian dài đã gây ảnh hưởng cho Luật sư và hành nghề Luật sư. Nghề Luật sư không được coi trọng và vai trị của Luật sư trong tố tụng hình sự mặc dù pháp luật có quy định nhưng khơng được đảm bảo.
Công cuộc đổi mới đất nước đã thu được những thành tựu to lớn. Cùng với những chủ trương đổi mới nhằm phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp cải cách mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Đặc biệt là việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết này đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của Luật sư và đặt nhiệm vụ cho cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm hoạt động của Luật sư trong hoạt động tố tụng. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ:
Đào tạo phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế để Luật sư thực hiện tốt tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với Luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của Luật sư đối với các tổ chức thành viên của mình [2].
Để thực hiện các chủ trương trên của Đảng, cần có sự thay đổi nhận thức của tất cả các cán bộ, công chức ngành tư pháp. Cần gạt bỏ toàn bộ nhận thức sai lầm, thay đổi căn bản nhận thức về hoạt động tố tụng hình sự khơng cịn phù hợp. Trong đổi mới cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp cần chú ý đến vai trị của Luật sư trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp. Cần tôn trọng và tạo điều kiện đầy đủ cho Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự theo những quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật về Luật sư. Nâng cao vai trò của Luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải bắt đầu từ tư duy nhận thức nhằm khẳng định: vai trị của Luật sư trong q trình giải quyết vụ án hình sự là yếu tố đảm bảo tính dân chủ, cơng bằng, khách quan trong suốt q trình tố tụng. Là yêu cầu bắt buộc trong công cuộc cải cách tư pháp và là hình thức để phát triển và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.