Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý hành nghề Luật sư

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 86 - 92)

Vai trò của Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự có được đảm bảo phát huy trong thực tiễn hay không, không chỉ phụ thuộc vào pháp luật ghi nhận địa vị tố tụng của Luật sư đầy đủ như thế nào mà phụ thuộc vào một phần cơ bản hiệu quả của công tác tổ chức quản lý hành nghề Luật sư. Nhà nước cần làm tốt vai trị của mình trong việc tạo hành lang pháp lý đảm bảo và khuyến khích Luật sư phát huy vai trị của mình trong hoạt động nghề nghiệp, bảo đảm cho Luật sư hành nghề đúng pháp luật. Tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Luật sư chủ yếu quản lý Luật sư theo hướng giám sát về đạo đức nghề nghiệp trên cơ sở ban hành điều lệ của tổ chức Luật sư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Luật sư trong q trình hoạt động nghề nghiệp. Để Luật sư phát huy hiệu quả của vai trị của mình trong giải quyết vụ án hình sự ở Phú Thọ thì cần phải chú trọng tới các giải pháp như:

Thứ nhất, cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chun mơn, kinh

nghiệm cơng tác cho đội ngũ Luật sư tỉnh Phú Thọ.

Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ Luật sư cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu vừa bức bách vừa lâu dài. Trước mắt cần có những biện pháp khắc phục những yếu kém, thiếu

sót về chun mơn, những biểu hiện trái với đạo đức nghề nghiệp của Luật sư trong đội ngũ Luật sư của Phú Thọ hiện nay. Về lâu dài, Phú Thọ phải phấn đấu xây dựng đội ngũ Luật sư có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, trình độ chun mơn giỏi, có kỹ năng tranh tụng và tư vấn chuyên nghiệp.

Chức năng xã hội của Luật sư thể hiện thông qua khả năng đáp ứng nhu cầu pháp lý của người dân một cách minh bạch và tạo cho người dân nhận biết chân thực và cơng bằng các nhu cầu chính đáng ấy. Người dân trơng chờ vào sự giúp đỡ về mặt pháp lý của Luật sư vì họ tin tưởng khơng chỉ vào kiến thức pháp lý, kỹ năng hành nghề mà cả sự liêm chính, chuẩn mực trong các hành vi cá nhân của Luật sư. Hình ảnh người Luật sư trong xã hội hiện nay phải là người có văn hóa và nhận thức chính trị ngang tầm với sự phát triển của xã hội, dựa trên một nền tảng lý luận và tinh thơng nghề nghiệp pháp lý sâu sắc, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú và phương pháp làm việc linh hoạt; vừa giữ được giới hạn các chuẩn mực của pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp, vừa biết vận dụng sáng tạo tinh thần thượng tôn pháp luật vào việc xử lý các sự kiện trong đời sống thực tiễn.

Thứ hai, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Luật sư Phú Thọ

phát triển đủ về số lượng và bảo đảm về chất lượng.

Đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta khẳng định vị trí quan trọng của đội ngũ Luật sư trong việc bảo đảm dân chủ, công bằng trong tố tụng hình sự, hướng tới việc xây dựng nghề Luật sư chuyên nghiệp. Chính sự thừa nhận và địi hỏi đó là u cầu khách quan để đội ngũ Luật sư cả nước nói chung và Luật sư Phú Thọ nói riêng phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ thống cả về kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề.

Hiện nay, cần giải quyết đồng thời cho tình trạng thiếu hụt về số lượng Luật sư của tỉnh (42 Luật sư /1,2 triệu dân) nhưng cũng phải bảo đảm được chất lượng. Muốn xây dựng nghề Luật sư như một nghề chuyên nghiệp có

chỗ đứng nhất định trong xã hội, nhất là ở một địa phương điều kiện kinh tế- xã hội và trình độ dân trí cịn chưa phát triển mạnh như Phú Thọ hiện nay, thì yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ Luật sư cũng càng khắt khe hơn. Người Luật sư cần thiết phải được đào tạo một cách chính quy, bài bản, chun nghiệp để có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, Phú Thọ cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ và tổng thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Luật sư.

Trong phương hướng hoạt động của Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ năm 2008-2013 có nêu rõ: phát triển Luật sư mới trong nhiệm kỳ này từ 60 Luật sư trở lên, bằng việc cử các cử nhân luật đi học lớp đào tạo nghề Luật sư của Học viện Tư pháp theo Điều 12 Luật Luật sư năm 2006; vận động các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên đã nghỉ hưu, là những người có trình độ pháp luật và có kinh nghiệm cơng tác trong lĩnh vực pháp luật, có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 13 Luật Luật sư năm 2006 tham gia hành nghề Luật sư [13].

Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ cần có biện pháp đề nghị cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương hỗ trợ kinh phí đào tạo cho những người được cử đi đào tạo nghề Luật sư nhằm tạo điều kiện về vật chất để họ yên tâm học nghề.

Bên cạnh đó, Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ cũng cần tổ chức hội nghị tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho các Luật sư trong Đoàn Luật sư cũng như cần cử các Luật sư tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Bộ Tư pháp và của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ cần phải coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chất lượng Luật sư là công việc thường xuyên, liên tục Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cũng như tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề Luật sư, nhất là cho những Luật sư mới bước vào nghề phải tiến hành định kỳ và thường xuyên và phải đạt được mục tiêu đề ra.

Thứ ba, cần tạo cơ chế chính sách thuận lợi để phát triển đội ngũ Luật sư

của tỉnh.

Hiện nay cả tỉnh chỉ có 42 Luật sư hành nghề, trong khi đó cả nước ta có khoảng 10.000 Luật sư và hầu hết những Luật sư này có thể nói là chưa đủ sống bằng nghề Luật sư. Vì vậy, trong cơ chế chính sách cần có biện pháp giúp tăng thu nhập cho các Luật sư, nhất là những Luật sư mới vào nghề và những Luật sư hoạt động ở các huyện kinh tế cịn khó khăn, góp phần bảo đảm giá trị cuộc sống của nghề Luật sư và nhằm thu hút đội ngũ cử nhân Luật mới ra trường có thể tham gia hành nghề Luật sư ở địa phương.

Với thực trạng hiện nay, đội ngũ Luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ chủ yếu tập trung ở thành phố Việt Trì, cịn các huyện nơi người dân có trình độ văn hóa, trình độ pháp luật cịn thấp cần sự giúp đỡ về pháp lý thì số lượng Luật sư rất ít, có huyện cịn khơng có Luật sư. Do vậy, tỉnh cần có kế hoạch phát triển, bổ sung Luật sư, cần có biện pháp phát hiện, động viên những người có đủ điều kiện tại huyện đó gia nhập Đồn luật sư của tỉnh. Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ cũng cần nhanh chóng hồn thành và tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Luật sư Phú Thọ đến năm 2015.

Thứ tư, Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ cần củng cố và phát huy vai trị tự quản.

Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ cần tăng cường kiểm tra, giám sát các Luật sư trong việc tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, kịp thời biểu dương khen thưởng đối với Luật sư gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, chuẩn mực đạo đức Luật sư. Đồng thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những Luật sư vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư; thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề, có kế hoạch bồi dưỡng chính trị, tư tưởng chun mơn nghiệp vụ cho Luật sư; tăng cường vai trị của Đồn Luật sư với các tổ chức hành nghề thông qua mối liên hệ thường xuyên với Luật sư là Trưởng Văn phịng Luật sư, Giám đốc Cơng ty luật; chủ động phối hợp với Sở Tư pháp trong việc

giám sát, kiểm tra các tổ chức hành nghề Luật sư, hoạt động hành nghề Luật sư; kịp thời nắm bắt những vướng mắc, nguyện vọng của các Luật sư để phản ánh, kiến nghị với Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư, các cơ quan Đảng và chính quyền của tỉnh.

Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ phải là nơi chủ yếu giám sát Luật sư về mặt đạo đức nghề nghiệp và phải xử lý nghiêm minh những trường hợp Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ cũng phải là công cụ, phương tiện giúp đỡ, bảo vệ cho Luật sư tránh khỏi sự can thiệp, áp lực từ phía bên thứ ba khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Từ đó, Luật sư sẽ phát huy được vai trị của mình trong q trình tham gia giải quyết vụ án hình sự.

Thứ năm, tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến

hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của Luật sư.

Tăng cường trách nhiệm đối với các cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng ở Phú Thọ bao gồm cả việc nâng cao nhận thức trong tư duy làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và phương pháp làm việc, đồng thời với việc bổ sung các quy định của pháp luật. Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, vấn đề dân chủ, bảo đảm quyền con người trong các hoạt động tố tụng hình sự đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Sự tham gia của Luật sư vào quá trình giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ góp phần quan trọng đáp ứng yêu cầu đó. Thực tế hiện nay, với yêu cầu của tình hình mới thì trách nhiệm đặt lên vai những cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ngày càng nặng nề. Tuy nhiên, tự ý thức được trách nhiệm của mình cũng là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cơ quan có thẩm quyền tố tụng, người có thẩm quyền tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xác định việc bảo đảm vai trò của Luật sư tham gia vào giải quyết vụ án hình sự cũng là một trách nhiệm do pháp luật quy định và phải tuân thủ. Nếu không làm hoặc làm không đúng

cũng là sự thiếu trách nhiệm, cao hơn nữa là vi phạm pháp luật. Là người trực tiếp giải quyết vụ án hình sự, hơn ai hết người tiến hành tố tụng phải am hiểu thấu đáo những quy định của pháp luật về bảo đảm quyền nhờ Luật sư bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và quyền được bảo vệ của đương sự. Họ có nghĩa vụ phải giải thích cho người bị tạm giữ bị can, bị cáo hiểu rõ quyền bào chữa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để họ và Luật sư của họ thực hiện quyền này. Song song, đồng thời với việc ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn, những người tiến hành tố tụng cịn phải có tinh thần trách nhiệm, nhận thức một cách nghiêm túc và đúng đắn về vấn đề bào chữa, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 86 - 92)