Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 70 - 75)

Trong những năm gần đây, vai trò của Luật sư đang dần được khẳng định, Luật sư đã có những đóng góp khơng nhỏ bảo đảm cho tính dân chủ, khách quan trong các hoạt động tố tụng, từ đó bảo vệ hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Thực tiễn phản ánh chất lượng bào chữa, bảo vệ của các Luật sư ngày càng được nâng cao, bản thân các Luật sư nhận thức được đây là một nghề cao quý và đã mang hết tâm huyết để phục vụ nhằm bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhiều Luật sư có uy tín đã nhận được sự tín nhiệm và tơn trọng của khách hàng và của xã hội.

Về đội ngũ Luật sư của tỉnh Phú Thọ có 42 Luật sư đang hành nghề, độ tuổi trung bình là 42 tuổi, Luật sư từ 25 tuổi đến dưới 50 tuổi là 30 người. Trình độ chính trị của các Luật sư: cao cấp là 8 người, trung cấp là 34 người. Trình độ chun mơn: thạc sỹ Luật là 4 người, cử nhân Luật là 33 người, trình độ tương đương đại học là 5 người [16]. Nhìn chung đội ngũ Luật sư tỉnh Phú Thọ thời gian qua đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, có trách nhiệm với nghề nghiệp, gắn bó với nghề của mình, tạo được niềm tin cho khách hàng và có một vị trí nhất định trước các cơ quan tiến hành tố tụng khi tham gia tố tụng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện nay thì đội ngũ Luật sư của tỉnh Phú Thọ chưa phát triển kịp với yêu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng, kinh nghiệm cũng như kỹ năng hành nghề còn hạn chế. Vai trò của Luật sư trong các vụ án hình sự bị hạn chế bởi chính những yếu tố về bản thân đội ngũ Luật sư.

Thứ nhất, trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư.

Thực tiễn đã phản ánh năng lực, trình độ chun mơn và kỹ năng hành nghề của nhiều Luật sư của Đồn Luật sư tỉnh Phú thọ cịn hạn chế. Tình trạng Luật sư không nắm vững các quy định pháp luật, khơng có kỹ năng hành nghề vẫn cịn nhiều. Có những Luật sư đã hành nghề được 5 năm nhưng vẫn không dám tham gia tố tụng tại Toà án, điều này phản ánh sự hạn chế về trình độ chun mơn cũng như năng lực nghề nghiệp của Luật sư. Hoặc có những Luật sư khi tham gia phiên toà bài bào chữa, bảo vệ không bám sát vào căn cứ pháp luật, bản chất hành vi phạm tội, cơ sở đánh giá chứng cứ…Có khơng ít Luật sư do khơng nghiên cứu sâu, kỹ các tình tiết của vụ án, các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án nên khơng đánh giá một cách tồn diện bản chất vụ án đã đưa ra những quan điểm phiến diện, chủ quan không phù hợp với các quy định của pháp luật. Có những Luật sư cịn có bài bào chữa, bảo vệ dài dịng, tản mạn, hời hợt, ý kiến khơng rõ ràng, bỏ

sót hoặc khơng làm nổi bật được những tình tiết, chứng cứ quan trọng có lợi cho thân chủ. Và khơng thể phủ nhận một thực tế: có trường hợp do hạn chế về năng lực và trình độ chun mơn mà khi bào chữa cho thân chủ lại đưa ra các chứng cứ, căn cứ buộc tội thân chủ hoặc bào chữa theo hướng thân chủ vô tội nhưng khi đề nghị Hội đồng xét xử lại là xin cho hưởng án treo…Điều này thật không thể hình dung được về năng lực và trình độ của Luật sư đó. Những hạn chế trên của Luật sư xảy ra chủ yếu trong các vụ án cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định Luật sư tham gia. Đó còn phản ánh sự thiếu trách nhiệm của Luật sư.

Thứ hai, tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức nghề nhiệp của

Luật sư.

Thực tế, ở tỉnh Phú Thọ có nhiều Luật sư thiếu tinh thần trách nhiệm trong hành nghề đã làm giảm sút lòng tin của khách hàng, tạo nên hình ảnh khơng tốt đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và đối với xã hội. Từ đó, làm hạn chế vai trị của Luật sư khi tham gia các vụ án hình sự. Có những vụ án, Luật sư khơng thể hiện sự tích cực trong các giai đoạn tố tụng, không tận tâm, tận lực nghiên cứu các tình tiết của vụ án cũng như những chứng cứ, tài liệu liên quan nhằm phát hiện những tình tiết có lợi để bào chữa hay bảo vệ cho thân chủ của mình. Nhiều Luật sư chỉ dựa trên bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra hay bản cáo trạng của Viện kiểm sát để nghiên cứu và chuẩn bị bài bào chữa, bảo vệ của mình và thường thể hiện quan điểm pháp lý của mình là: đồng ý với quan điểm truy tố của Viện kiểm sát và xin Hội đồng xét xử quyết định giảm nhẹ hình phạt mà khơng nêu được căn cứ pháp lý. Hoặc khi tham gia xét hỏi hay tranh luận tại phiên toà trong các vụ án Luật sư được chỉ định bào chữa nhiều Luật sư khơng coi trọng tham gia phiên tồ mà thường chuẩn bị và gửi bài bào chữa trước nên có những phiên tồ đã diễn ra khơng như Luật sư nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị

bài bào chữa. Đó là sự thờ ơ, khơng thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Đạo đức nghề nghiệp là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng Luật sư. Tuy nhiên, việc tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Phú Thọ hiện nay vẫn chưa được nhận thức thật đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác tuyệt đối đối với mỗi cá nhân Luật sư trong quá trình hành nghề. Vẫn cịn có Luật sư vì chạy theo lợi ích vật chất mà quên mất vai trò, sứ mệnh cao q của mình. Một số Luật sư lại khơng phân biệt được hành vi nào được làm và khơng được làm dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp. Cũng có những Luật sư thay vì nghiên cứu hồ sơ, tình tiết vụ án, chứng cứ và tài liệu liên quan để chuẩn bị cho bài bào chữa, bảo vệ tại phiên tồ thì lại thực hiện việc “móc nối để chạy án”. Thậm chí nhiều Luật sư cịn sách nhiễu thân chủ, đòi tiền thù lao cao hoặc làm vai trị mơi giới để kiếm tiền. Những điều này đã tác động xấu tới quá trình xét xử của vụ án, làm cho vụ án giải quyết khơng được khách quan, người có tội khơng bị xử lý cịn người khơng có tội lại có thể bị kết tội và bị xử lý. Theo quy định của pháp luật, Luật sư có quyền và có nghĩa vụ áp dụng tất cả các biện pháp không trái pháp luật để làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thân chủ nhưng về ngun tắc khơng được làm thiệt hại hoặc gây khó khăn cho hoạt động tư pháp. Thế nhưng vẫn cịn có một số Luật sư mặc dù biết rõ thân chủ mình phạm tội nhưng vẫn đưa ra những lý lẽ thiếu tính thuyết phục, quan tâm nhiều đến việc đổ lỗi, chỉ trích cơ quan tiến hành tố tụng nhằm chạy tội cho thân chủ. Trong cuốn Sổ tay Luật sư, Luật sư Phan Trung Hồi rất chính xác khi khẳng định: một Luật sư cẩn trọng là phải biết giới hạn của mọi khía cạnh pháp lý mình trình bày, chứ khơng phải lớn tiếng phê phán các sai lầm của cơ chế, của hoạt động tố tụng mà không chỉ ra được cái ngun nhân sâu xa của nó. Đây chính là điều mà các Luật sư có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cần hướng tới để

thể hiện được vai trị và vị thế của mình khi tham gia vào các vụ án hình sự nói riêng và khi hành nghề Luật sư nói chung.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ

CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SƯ Ở TỈNH PHÚ THO Ở TỈNH PHÚ THO

3.1 QUAN ĐIỂM VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁTRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SƯ Ở TỈNH PHÚ THO TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SƯ Ở TỈNH PHÚ THO

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 70 - 75)