Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 64 - 70)

Thứ nhất, về nhận thức

Việc ban hành Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02-01-2002 và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02-05-2005 của Bộ Chính trị đã làm chuyển biến tích cực về nhận thức của toàn xã hội về sự tham gia củaLuật sư vào quá trình giải quyết vụ án hình sự trong cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Qua đó, Luật sư có những cơ hội thuận lợi trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và quyền được bảo vệ cho các đương sự. Tuy vậy, thực tế cho thấy vai trò của Luật sư vẫn còn hạn chế do nhận thức cũng như tư duy pháp luật của nhân dân, trong đó có cả các cơ quan tiến hành tố tụng. Hay ngay chính bị can, bị cáo và đương sự khi ra đến tồ đều khơng biết đến vai trò của Luật sư trong hoạt động tố tụng có thể giúp ích gì hoặc có biết thì cũng khơng dễ dàng chấp nhận một khoản chi phí nhất định cho Luật sư để họ tham gia tố tụng. Tư duy này dẫn đến thực trạng bị can, bị cáo, đương sự và người nhà của họ thường tập trung vào vận động Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án và ngay chính những cơ quan này cũng thấy sự vận động đó là hết sức bình thường. Bởi họ cho rằng trong qúa trình giải quyết vụ án hình sự thì vai trị của họ là quan trọng nhất để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm cho cơng lý.

Bên cạnh đó, đội ngũ Luật sư hiện nay của tỉnh Phú Thọ, nhiều Luật sư là các cán bộ Toà án, Viện kiểm sát đã nghỉ hưu tham gia hành nghề Luật sư, có nhiều hoạt động khơng độc lập, thậm chí có sự thống nhất với cơ quan tiến hành tố tụng, vơ hình chung đã đi ngược lại với lợi ích của thân chủ. Chính tư duy và thực trạng này tồn tại đã gây ảnh hưởng đến vị thế của Luật sư và việc

hành nghề Luật sư. Nghề Luật sư ở Phú Thọ chưa được coi trọng và vai trò của Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự đã được pháp luật quy định nhưng chưa được đảm bảo thực hiện trong thực tiễn.

Thứ hai, do cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, Đảng và nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, cơng bằng, nghiêm minh. Theo đó, xu hướng lợi ích cá nhân được đề cao, tư tưởng chống làm oan người vô tội được chú trọng.

Nâng cao vai trị của Luật sư trong q trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh Phú Thọ nhằm bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và quyền được bảo vệ của đương sự nằm trong yêu cầu chung của chủ trương xây dựng nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, công bằng, nghiêm minh. Những cơ chế chính sách chung của Đảng và Nhà nước có những ảnh hưởng nhất định đến vai trị của Luật sư trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự trong cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Đối với chính sách về Luật sư được thể hiện trong Nghị quyết số 49/NQ- TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ định hướng chiến lược phát triển nghề Luật sư ở nước ta:

Đào tạo, phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ chế bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với Luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức Luật sư, đề cao trách nhiệm của các tổ chức hành nghề Luật sư đối với thành viên của mình [2].

Những nội dung cải cách tư pháp đang được triển khai theo chiều sâu với quyết tâm mạnh mẽ hơn là tạo điều kiện thuận lợi để Luật sư tham gia sớm hơn và hiệu quả hơn vào quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh Phú Thọ

hiện nay. Cùng với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh, nhu cầu dịch vụ pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tăng hơn; số lượng vụ việc, khách hàng của Luật sư cũng nhiều hơn, đa dạng hơn, phạm vi hành nghề của Luật sư ngày càng được mở rộng. Qua một thời gian thực hiện chính sách về Luật sư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thu được những kết quả nhất định; số lượng và chất lượng của Luật sư tăng hơn, số vụ việc mà Luật sư tham gia cũng tăng, uy tín của Luật sư được khách hàng ghi nhận…Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: hiện nay, số lượng Luật sư của Đồn Luật sư của tỉnh Phú Thọ cịn q thấp, chỉ có 42 Luật sư thành viên (cả nước hiện nay là 7000 Luật sư), do đó, cần khẩn trương đào tạo thêm đội ngũ Luật sư đáp ứng yêu cầu của tỉnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó cũng cần phải đảm bảo chất lượng của Luật sư để tạo được niềm tin và khẳng định vai trò của Luật sư trong xã hội. Chất lượng của Luật sư thể hiện ở bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề. Đây là những yêu cầu đòi hỏi khắt khe của nghề nghiệp nhưng chỉ khi đáp ứng được u cầu đó thì mới nhận được sự tín nhiệm, sự tơn trọng của khách hàng và sự tơn vinh của xã hội. Từ đó, vai trị của Luật sư trong đời sống xã hội được nhìn nhận và đánh giá đúng với yêu cầu theo tinh thần cải cách tư pháp. Một thực trạng nữa hiện nay mà tỉnh Phú Thọ cần có chính sách phù hợp để khắc phục, đó là sự thiếu hụt cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp cho nền tư pháp của tỉnh. Hàng năm, vẫn có một số lượng đáng kể cử nhân Luật tốt nghiệp về tỉnh cơng tác nhưng lại có một tỷ lệ rất nhỏ nếu khơng nói là ít ỏi lựa chọn nghề Luật sư và hành nghề tại tỉnh Phú Thọ. Bởi những chính sách và điều kiện hành nghề của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ hiện nay cịn rất hạn chế nên khó có thể phát triển được đội ngũ Luật sư trẻ. Đây là những tồn tại mà yêu cầu trong việc định hướng chính sách của tỉnh cần tìm cách tháo gỡ.

Hiện nay, vai trị của Luật sư trong q trình tham gia vào vụ án hình sự ở tỉnh Phú Thọ chưa thật sự được coi trọng. Thực tế, vẫn còn một số vướng mắc về vai trị của Luật sư trong chính các quy định của pháp hiện hành nên khi áp dụng trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật sư được tham gia từ khi khởi tố bị can và trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị lệnh truy nã thì Luật sư được tham gia khi có quyết định tạm giữ. Quy định này tiến bộ hơn so Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho một vụ án hình sự được giải quyết một cách khách quan, đúng pháp luật, tránh những thiếu sót, sai lầm của người tiến hành tố tụng từ giai đoạn đầu tiên của vụ án. Điều 4 Thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10-10-2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, là cơ sở pháp lý để bảo đảm tốt hơn quyền tham gia bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, việc Luật sư được tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hầu như vẫn chưa được Cơ quan điều tra tỉnh Phú thọ áp dụng đúng như luật định. Do đó, cần một cơ chế bảo đảm để thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đạt hiệu quả theo quy định của pháp luật.

Bộ luật tố Tụng hình sự năm 2003, Luật Luật sư năm 2006, Thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10-10-2011của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, quy định về trách nhiệm và thời hạn các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho Luật sư. Việc Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự hiện nay khơng chỉ ở tỉnh Phú Thọ mà có thể nói là tình trạng phổ biến chung của cả nước là: thủ tục xét và cấp giấy chứng nhận

người bào chữa bị chậm trễ về thời gian và bị từ chối vì nhiều lý do khơng chính đáng với thủ tục phiền hà và yêu cầu những giấy tờ khơng có trong quy định của pháp luật. Thơng thường người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang trong Nhà tạm giữ hoặc Trại tạm giam nên rất khó khăn cho việc xác định về mặt chủ quan là họ có đồng ý nhờ Luật sư như thân nhân của họ u cầu khơng. Điều này chỉ có Điều tra viên của Cơ quan điều tra mới nắm được. Do vậy, thủ tục xem xét và cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho Luật sư hiện nay còn nhiều trở ngại cần tháo gỡ.

Khoản 2 Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng như Điều 7 Thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10-10-2011của Bộ trưởng Bộ Cơng an quy định; Luật sư có thể có mặt khi lấy lời khai người bị tạm giữ và khi hỏi cung bị can, được phép đặt câu hỏi với bị can nếu được sự đồng ý của Điều tra viên. Nhưng quy định này chưa cụ thể và rõ ràng, Luật sư khi tham gia lấy lời khai hay hỏi cung vẫn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Điều tra viên “đồng ý”, khi nào thì Điều tra viên “đồng ý” và khi nào thì khơng? Quy định này mang tính hình thức khơng tạo điều kiện thực sự cho Luật sư tham gia vào việc lấy lời khai và hỏi cung nhằm giúp đỡ cho khách hàng. Và thực tế cho thấy, đa số các Điều tra viên không cho Luật sư đặt câu hỏi mà chỉ để cho ngồi nghe hỏi cung. Điều tra viên dường như khơng để ý đến sự có mặt của Luật sư và vai trị của họ trong quá trình giải quyết vụ án. Điều này cần được xem xét khắc phục để vai trò của Luật sư trong vụ án hình sự được khẳng định cả trong quy định pháp luật và thực tiễn thi hành.

Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 10 Thơng tư 70/2011/TT-BCA ngày 10-10-2011của Bộ trưởng Bộ Công an về việc gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Mặc dù Thông tư 70/2011/TT-BCA quy định cụ thể hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng việc gặp người bị tạm giữ trong Nhà tạm giữ, bị can, bị cáo trong Trại tạm giam phần nhiều vẫn phụ thuộc và ý chí chủ quan của cơ quan

điều tra. Mặc dù, Thơng tư 70/2011/TT-BCA có quy định cụ thể hơn so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhưng vẫn chưa quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho Luật sư thực hiện quyền của họ. Thực tiễn, việc tiếp xúc với người bị tạm giữ trong Nhà tạm giữ, bị can, bị cáo trong Trại tạm giam rất khó khăn. Bởi sự giám sát trực tiếp của Điều tra viên, của cán bộ Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và giới hạn về thời gian gặp chỉ trong một tiếng đồng hồ theo quy định tại Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 7-11- 1998 của Chính phủ. Điều này khiến cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không dám phản ánh và khơng đủ thời gian để trình bày những vấn đề cần thiết cho việc bào chữa của Luật sư.

Một vấn đề nữa là, việc giải quyết yêu cầu, đề xuất của Luật sư trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử: theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 58 và điểm a khoản 3 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, cho phép Luật sư xuất trình các bằng chứng, tài liệu, đồ vật thu được trong quá trình tham gia bào chữa, bảo vệ trong giai đoạn điều tra từ người thân thích hoặc từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nếu khơng thuộc bí mật nhà nước, bí mật cơng tác. Những tài liệu, đồ vật mà Luật sư cung cấp được coi là tài liệu, đồ vật khác trong vụ án được quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự. Thực tế cho thấy, cùng một tài liệu, Điều tra viên có thể coi là chứng cứ nhưng Thẩm phán lại khơng cơng nhận tài liệu đó là chứng cứ. Việc đánh giá các tài liệu, đồ vật này thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, có quyền thừa nhận hoặc phủ nhận bởi quy định của pháp luật là “có thể”. Pháp luật hiện nay quy định chỉ các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án mới có quyền đánh giá chứng cứ để giải quyết vụ án. Nhưng lại khơng có quy định về quyền thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ của các chủ thể khác khi tham gia vào quá trình tố tụng hình sự. Bên cạnh đó cịn có các quy định liên quan đến việc giải quyết yêu cầu của Luật sư làm hạn chế rất nhiều đến sự tham gia của Luật sư trong tố tụng hình sự; ví như Luật sư khơng được quyền có mặt, tham gia

hoặc chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, dựng lại hiện trường, xem xét trực tiếp phương pháp và kết quả giám định (về thương tích, tổn hại về sức khoẻ, về thuế, tài chính - kế tốn…), thu giữ vật chứng, định giá hoặc bán đấu giá tài sản thu giữ trong vụ án…nên bị hạn chế khi muốn giúp đỡ bị can, bị cáo và đương sự trong việc thực hiện quyền bào chữa, bảo vệ, khiếu nại…

Mặc dù, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Luật sư tại phiên tồ nhưng cịn chưa cụ thể và lại thiếu các quy định rõ ràng xác định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo cho Luật sư thực hiện các quyền cơ bản của họ khi tham gia tranh tụng và phát huy vai trò tranh tụng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tại phiên tồ xét xử, Kiểm sát viên khơng phải chịu trách nhiệm gì nếu khơng tiến hành tranh luận, buộc tội và đưa ra các ý kiến bác bỏ lời gỡ tội của Luật sư; cũng khơng có cơ sở pháp luật nào quy trách nhiệm cho chính Thẩm phán, chủ toạ phiên tồ phải chịu trách nhiệm trong quá trình điều khiển phiên tồ đã khơng chú ý đến hoạt động tranh tụng của Luật sư hoặc không đưa ra đề nghị yêu cầu Kiểm sát viên tranh luận đến cùng đối với các vấn đề trái ngược nhau tại phiên toà.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w