đoạn xét xử phúc thẩm
Theo Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị”.
Thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ thời gian qua cho thấy các vụ án hình sự được xét xử ở giai đoạn phúc thẩm chiếm tỷ lệ không lớn so với các vụ án hình sự đã được xét xử sơ thẩm, nhưng Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ vẫn ln tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào các vụ án đó theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, với các quy định của pháp luật hiện hành thì việc Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự giai đoạn phúc thẩm ở tỉnh Phú Thọ thì vẫn cịn những vẫn đề cần phải quan tâm nghiên cứu để các Luật sư phát huy được vai trị của mình.
Thứ nhất, việc tư vấn cho bị cáo kháng cáo và thực hiện quyền kháng cáo
của Luật sư.
Đối tượng của phúc thẩm vụ án hình sự là bản án hoặc quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nên việc xét xử phúc thẩm chỉ phát sinh khi có kháng cáo, kháng nghị
trong thời hạn luật định. Vì vậy, sau khi xét xử sơ thẩm, nếu thấy việc kết tội hoặc áp dụng điều khoản của Bộ luật Hình sự, áp dụng hình phạt hoặc quyết định về bồi thường thiệt hại của Tịa án cấp sơ thẩm khơng có căn cứ, khơng hợp tình, hợp lý thì “Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất” (Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003). Như vậy, nếu người bào chữa là Luật sư có thể thực hiện việc kháng cáo theo quy định này. Nhưng hiện nay, pháp luật lại chưa có quy định chi tiết và đầy đủ về quyền kháng cáo của Luật sư bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần và thể chất. Do vậy, thực tiễn khi Luật sư thực hiện việc kháng cáo nảy sinh vướng mắc như: có trường hợp người chưa thành niên không kháng cáo nhưng Luật sư thấy nếu không thực hiện quyền kháng cáo sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ nên trong trường hợp này đã có Luật sư vẫn thực hiện việc kháng cáo và có Luật sư lại không.
Như vụ án Hồng Ngọc Tn chưa đủ 16 tuổi bị Tịa án nhân dân huyện Thanh Sơn truy tố về tội giết người, cướp tài sản. Luật sư Nguyễn Phúc T thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ được chỉ định bào chữa cho bị cáo Tuân. Sau khi Tòa án nhân dân huyện Thanh Sơn xét xử sơ thẩm, Luật sư Nguyễn Phúc T nhận định rằng; Tòa án nhân dân huyện Thanh Sơn đã quyết định hình phạt quá cao so với hành vi phạm tội và theo quy định pháp luật nên đã tư vấn cho bị cáo và đại diện hợp pháp của bị cáo để thực hiện quyền kháng cáo nhưng bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo nói khơng kháng cáo. Tuy vậy, Luật sư Nguyễn Phúc T vẫn thực hiện việc kháng cáo theo Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Nhưng có một số Luật sư của Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ lại cho rằng không nên kháng cáo khi bị cáo là người chưa thành niên không muốn kháng cáo cho dù đã được Luật sư tư vấn.
Cũng theo ví dụ trên đã nảy sinh một vấn đề nữa là: khi Luật sư Nguyễn Phúc T tham gia bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm và đã thực hiện việc
kháng cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Hồng Ngọc Tuân theo Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng khi Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ thụ lý hồ sơ vụ án lại yêu cầu Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ cử một Luật sư khác tham gia bào chữa theo quy định pháp luật đối với vụ án này. Do vậy, tại phiên tòa phúc thẩm vụ án đó có mặt cả Luật sư được Tòa phúc thẩm chỉ định và Luật sư thực hiện quyền kháng cáo. Bản chất của việc Luật sư tham gia bào chữa theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng là thực thi một nghĩa vụ bắt buộc theo quy tại điểm c khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư năm 2006, nhưng lại không phải là quyền đại diện đương nhiên, xun suốt q trình tố tụng, do đó trong các vụ án như vậy các Luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ còn lúng túng và chưa phát huy được hết vai trị của mình khi tham gia vụ án hình sự ở giai đoạn phúc thẩm.
Một điều khó khăn nữa của Luật sư sau khi tham gia bào chữa ở giai đoạn phúc thẩm, sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo hoặc thân nhân của họ tiếp tục nhờ Luật sư bào chữa ở giai đoạn phúc thẩm. Nhưng theo quy định của pháp luật thì người viết đơn kháng cáo phải là bị cáo hoặc nếu Luật sư soạn thảo hộ thì bị cáo vẫn phải ký vào đơn đó. Tuy nhiên, lúc này bị cáo vẫn đang bị tạm giam, bị cách ly khơng có điều kiện để liên hệ với Luật sư và nhận được sự hướng dẫn cụ thể của Luật sư về việc kháng cáo. Hay cả vấn đề bị cáo muốn đăng ký nhờ Luật sư bào chữa ở giai đoạn phúc thẩm cịn gặp trở ngại, khó khăn. Nếu Luật sư có muốn gặp bị cáo lúc này cũng khó thực hiện được. Bởi sau phiên tịa sơ thẩm, thẩm quyền của Tòa sơ thẩm đã chấm dứt nhưng hồ sơ lại chưa chuyển lên tòa phúc thẩm nên Luật sư chưa thể làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa. Trong khi đó, Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ lại u cầu phải có chính u cầu của bị cáo nhờ Luật sư bào chữa thì mới làm thủ tục. Nhưng muốn có ý kiến của bị cáo, Luật sư phải vào Trại tạm giam mà lúc này Luật sư lại chưa có giấy chứng nhận người bào chữa nên khơng thể gặp mặt bị cáo được. Đây là một thực tế mà pháp luật chưa có quy định cụ thể
gây khó khăn cho Luật sư khi tham gia bào chữa trong giai đoạn phúc thẩm có lẽ khơng chỉ ở tỉnh Phú Thọ.
Thứ hai, hoạt động của Luật sư trước phiên tòa phúc thẩm.
Trong giai đoạn này, Luật sư tham gia bào chữa hay bảo vệ luôn sử dụng triệt để các quyền hạn mà pháp luật quy định nhằm nghiên cứu hồ sơ vụ án; thu thập tài liệu, tình tiết mới liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ; gặp gỡ bị cáo trong trại tạm giam; chuẩn bị bài bào chữa, bài bảo vệ cho phiên tòa phúc thẩm.
Trong giai đoạn này điều đáng chú ý là việc thu thập, bổ sung thêm chứng cứ, tài liệu đồ vật mới. Theo quy định tại Điều 246 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về việc bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật trước khi xét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm. Vấn đề đặt ra là việc nhận thức và vận dụng của các Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ về tính “mới” của các chứng cứ, tài liệu, đồ vật được Luật sư xuất trình, bổ sung cịn chưa thống nhất. Do vậy, thực tiễn xét xử cho thấy, có những phiên tịa phúc thẩm Hội đồng xét xử đã hỏi bị cáo “Tại phiên tịa này, bị cáo có tình tiết gì mới liên quan đến u cầu kháng cáo khơng?” để từ đó bác yêu cầu kháng cáo do bị cáo khơng bổ sung tình tiết gì mới. Hoặc có trường hợp Hội đồng xét xử của phiên tòa phúc thẩm đã xem xét xét chứng cứ cũ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét, đánh giá rồi coi đó là tình tiết mới để sửa bản án sơ thẩm. Do vậy, việc Luật sư tham gia giai đoạn xét xử phúc thẩm bổ sung, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới vẫn đang còn nảy sinh những vướng mắc mà Luật sư tỉnh Phú Thọ gặp phải.
Việc gặp gỡ, trao đổi với bị cáo trước phiên tịa phúc thẩm ln được các Luật sư Đồn luật sư tỉnh Phú Thọ quan tâm đặc biệt và được Tòa án cấp phúc thẩm tạo điều kiện thực hiện. Bởi các Luật sư tham gia giai đoạn này hiểu rất rõ tâm lý của bị cáo, đương sự đang rất lo lắng khơng biết u cầu kháng cáo của mình có được chấp nhận hay khơng, họ cần phải trình bày
những vấn đề gì tại phiên tịa phúc thẩm...Đa số các Luật sư tham gia ở giai đoạn phúc thẩm đã thể hiện rất tốt vai trị của mình nhằm giúp bị cáo có được những thơng tin cần thiết và chứng tỏ Luật sư đang kiểm soát được tiến độ và thực hiện tốt công việc mà họ nhận từ thân chủ.
Việc chuẩn bị và soạn thảo bài bào chữa, bảo vệ là công việc thể hiện quan điểm pháp lý của Luật sư đối với yêu cầu kháng cáo của bị cáo, đương sự. Những Luật sư tham gia từ phiên tòa sơ thẩm, việc chuẩn bị bài bào chữa có nhiều thuận lợi hơn. Nhưng dù là Luật sư tham gia từ giai đoạn sơ thẩm hay từ giai đoạn phúc thẩm thì trong bài bào chữa cần có sự thống nhất giữa Luật sư và bị cáo, đương sự. Trong trường hợp nhận thấy tội trạng của bị cáo đã rõ, mức hình phạt mà Tịa án cấp sơ thẩm tun phạt có căn cứ, đúng pháp luật nhưng bị cáo vẫn khơng nhận tội thì Luật sư cần phân tích, thuyết phục bị cáo nhận thức ra lỗi lầm của mình, thật thà khai báo, ăn năn, hối cải để nhận được sự khoan hồng giảm án của Tòa án cấp phúc thẩm.
Thứ ba, Luật sư tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm
Luật sư nhận thức rất rõ xét xử phúc thẩm là giai đoạn tố tụng cực kỳ quan trọng, bởi sau khi xét xử phúc thẩm bản án hoặc quyết định phúc thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án, nên trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà các Luật sư rất quan tâm đến việc đề xuất yêu cầu Hội đồng xét xử triệu tập thêm người làm chứng, đưa thêm những tài liệu đồ vật ra xem xét.
Ví dụ, vụ án Đinh Văn Quyết, trú tại xã Yên Sơn-huyện Thanh Sơn-tỉnh Phú Thọ, bị Tòa án nhân dân huyện Thanh Sơn xét xử về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Bị cáo đã kháng cáo và đã nhờ Luật sư Vũ Thị H bào chữa ở giai đoạn phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm Luật sư H đã đưa ra được chứng cứ chứng minh bị cáo Quyết chưa đủ 16 tuổi nên chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội ít nghiêm trọng. Do đó, Luật sư đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy án sơ thẩm.
Trong phần thủ tục xét hỏi, Luật sư tham gia phiên tịa tích cực tham gia hỏi bị cáo, người bị hại, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác nhằm làm rõ nội dung kháng cáo hoặc kháng nghị. Trường hợp thân chủ kháng cáo thì Luật sư tập trung hỏi những người tham gia tố tụng khác những vấn đề liên quan đến kháng cáo và hỏi bị cáo về những tài liệu đồ vật mới (nếu có); ngược lại nếu thân chủ bị kháng cáo hoặc kháng nghị tăng nặng thì hỏi rõ lý do tăng nặng, đồng thời hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác để bổ sung luận cứ phục vụ cho việc tranh luận. Trường hợp bị cáo kêu oan, Luật sư tập trung hỏi, làm rõ những tình tiết chứng minh sự vô tội của thân chủ.
Ở phần tranh luận, Luật sư đã tận dụng tối đa quyền tranh luận để phân tích, lập luận, đưa ra những luận cứ, lý lẽ bày tỏ quan điểm của mình để bảo vệ nội dung kháng cáo của thân chủ hoặc bác bỏ yêu cầu tăng nặng về tội danh, hình phạt hoặc bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát hoặc người bị hại, nguyên đơn dân sự. Thực tiễn xét xử phúc thẩm thời gian qua ở Phú Thọ cho thấy; ở những phiên tịa phúc thẩm có Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ thì phần tranh luận của phiên tịa sơi nổi hơn, thể hiện tính dân chủ hơn và những căn cứ để Hội đồng xét xử chấp nhận hay không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị sớm được làm rõ hơn. Khơng ít những trường hợp khi tranh luận Luật sư đã viện dẫn các chứng cứ, nhất là chứng cứ mới để phân tích, lập luận, chứng minh, kết luận của bản án sơ thẩm là khơng có căn cứ hoặc chỉ ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa được Tịa án cấp sơ thẩm áp dụng, trên cơ sở đó đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giải oan cho bị cáo hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Có trường hợp, Luật sư chỉ ra những mâu thuẫn trong các chứng cứ của vụ án để chứng minh bản án sơ thẩm kết tội bị cáo khơng có căn cứ pháp luật, đã được Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại.
Ví dụ, vụ án Dương Văn Hà, cán bộ phường Minh Nơng-thành phố Việt Trì-tỉnh Phú Thọ, bị Tịa án nhân dân thành phố Việt Trì xét xử về tội tham ơ
tài sản theo khoản 2 Điều 278 Bộ luật Hình sự. Bị cáo kháng cáo và nhờ Luật sư Phan Ngọc D thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ bào chữa. Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư đã chứng minh bị cáo không phạm tội tham ô tài sản và đưa ra được các chứng cứ và lập luận chứng minh cho thân chủ. Đó là theo quyết định khởi tố bị can của Cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Việt trì thì bị cáo bị khởi tố về tội “hủy hoại tài sản” (đốt trụ sở Ủy ban nhân dân xã), sau khi điều tra không chứng minh được bị cáo có hành vi hủy hoại tài sản Cơ quan điều tra đã quay sang khởi tố và đề nghị truy tố bị cáo về tội tham ô tài sản, số tiền tham ơ là 2.900.000 đồng. Tại phiên tịa sơ thẩm, Tịa án nhân dân thành phố Việt Trì vẫn xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và tuyên bị cáo tội tham ô tài sản và phạt bị cáo 24 tháng tù cho hưởng án treo. Nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư đã tranh luận rất căng thẳng với Viện Kiểm sát, đưa ra chứng minh khoản tiền mà bị cáo bị kết án là tham ô nằm trong khoản chi thường xuyên của Ủy ban nhân dân phường và đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập người làm chứng đang công tác tại Ủy ban nhân dân phường để chứng minh cho bị cáo đã chi thực tế chứ khơng tham ơ số tiền đó. Với những chứng cứ và lập luận của Luật sư tại phiên tòa phúc thẩm và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo khơng phạm tội. Kết quả tịa phúc thẩm đã tuyên miễn hình phạt cho bị cáo.
Ngồi nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư cũng đã phát huy tối đa vai trị giám sát của mình, phân tích, viện dẫn quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các căn cứ pháp luật để chỉ ra những vi phạm trình tự, thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đối với những vi phạm mà Luật sư cho là nghiêm trọng đã đề nghị Hội đồng xét xử hủy án sơ thẩm để điều tra lại, xét xử lại.
Như vậy, những hoạt động tố tụng của Luật sư trong giai đoạn phúc thẩm vụ án hình sự thể hiện được vai trị của Luật sư trong q trình tham gia giải quyết vụ án hình sự. Vai trị đó được thể hiện qua việc đảm bảo quyền bào
chữa, bảo vệ của thân chủ khi kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhằm