Hoàn thiện pháp luật quy định về vai trò củaLuật sư trong giải quyết vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 82 - 86)

sự có mặt của Luật sư - chủ thể khơng thể thiếu trong hoạt động tố tụng hình sự vì đây là điều tất yếu trong tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho Luật sư tham gia đầy đủ, toàn diện vào các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thứ ba, nâng cao uy tín nghề nghiệp của Luật sư trong khi hành nghề, đề

cao kỷ luật nghiêm minh đối với những Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Công khai trước công luận những Luật sư vi phạm nghề nghiệp và những cá nhân tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền của Luật sư khi tham gia tố tụng hình sự.

Như vậy, việc nâng cao dân trí, trình độ và ý thức pháp luật là các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối với vai trị của Luật sư trong q trình tham gia giải quyết vụ án hình sự ở Phú Thọ hiện nay. Có như vậy, việc giải quyết vụ án hình sự với sự tham gia của Luật sư vào các giai đoạn tố tụng mới thực sự phát huy hiệu quả, là biểu hiện của nền dân chủ trong tố tụng hình sự ở tỉnh Phú Thọ.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật quy định về vai trò của Luật sư tronggiải quyết vụ án hình sự giải quyết vụ án hình sự

Thứ nhất, hồn thiện pháp luật về tố tụng nhằm mục đích phát huy vai

trị của Luật sư trong q trình tham gia giải quyết vụ án hình sự.

Muốn nâng cao vai trị của Luật sư khi tham gia vụ án hình sự cần thiết phải tạo điều kiện cho Luật sư tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án. Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng là cần hồn thiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của Luật sư, theo hướng xác định rõ vai trò của Luật sư như một chức danh tư pháp độc lập, có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định trong quá trình tố tụng, coi sự hiện diện của Luật sư là một yêu cầu bảo đảm tính hợp pháp của hoạt động

tố tụng. Từ thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 liên quan đến Luật sư những năm qua có những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật nên cần hoàn thiện và bổ sung các quy định pháp luật sau:

- Bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về phần các nguyên tắc, trong đó khẳng định ngun tắc tố tụng có vai trị quan trọng bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp là nguyên tắc về sự bắt buộc có mặt và trợ giúp pháp lý của Luật sư trong hoạt động tố tụng; nguyên tắc đảm bảo quyền im lặng của bị can, bị cáo cho đến khi có mặt của Luật sư; nguyên tắc bảo đảm cho Luật sư được gặp gỡ, trao đổi, tư vấn với khách hàng trong tồn bộ q trình tố tụng, đặc biệt trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và trong cả phiên tòa xét xử.

- Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, trong đó chú trọng tới các quy định về Luật sư và sự tham gia của Luật sư trong các giai đoạn tố tụng, như:

+ Bổ sung thêm khoản 1 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ hoặc thân nhân của họ (bao gồm; vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh,chị,

em) lựa chọn. Bởi vì, trên thực tế thì hầu hết các vụ án xảy ra việc mời các

Luật sư bào chữa, bảo vệ đều do thân nhân của họ làm đơn yêu cầu. Còn theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay không chấp nhận đơn do thân nhân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhờ nên quyền lợi của họ trước pháp luật bị hạn chế. Hơn nữa, thực tế là khi vụ án xảy ra, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo lại đang ở trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam không được tiếp xúc với các Luật sư và Luật sư cũng không được tiếp xúc với họ nên không thể nhận được đơn của họ nhờ Luật sư và thực tế là chỉ thơng qua thân nhân của họ. Cịn người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng chỉ biết được các thông tin về Luật sư qua các Điều tra viên. Như vậy, thực tế thời

gian qua việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là chưa đảm bảo trên thực tiễn.

+ Bổ sung quy định tại Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: trường hợp bị can có Luật sư thì các buổi hỏi cung bắt buộc phải có mặt của Luật sư trừ trường hợp Luật sư vắng mặt có lý do chính đáng. Nếu buổi hỏi cung khơng có mặt Luật sư và biên bản khơng có chữ ký của Luật sư thì sẽ khơng có giá trị pháp lý. Quy định này nhằm hạn chế những sai sót khi Điều tra viên khi thực hiện việc hỏi cung nhưng khơng coi trọng sự có mặt của Luật sư trong giai đoạn điều tra.

+ Cần sửa đổi Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 theo hướng Viện kiểm sát và người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự hỏi là chính tại phiên tịa. Hội đồng xét xử chỉ nghe lời trình bày của những người tham gia tố tụng và điều khiển việc tranh luận. Qua đó Hội đồng xét xử phân tích, đánh giá các chứng cứ, tình tiết liên qua đến vụ án sau đó nghị án để ra bản án. Điều này tránh tình trạng như hiện nay, tại phiên tịa Hội đồng xét xử vẫn hỏi chính và tình trạng “án bỏ túi” vẫn khá phổ biến, Tịa án khơng coi trọng việc tranh luận giữa Luật sư và Viện kiểm sát.

+ Hoàn thiện các quy định về sự có mặt và sự tham gia tranh tụng của Luật sư tại phiên tịa, khơng giới hạn, khống chế thời gian tranh tụng tại phiên tòa nếu chưa làm sáng tỏ được bản chất khách quan của vụ án và có một bên tranh tụng yêu cầu tiếp tụng tranh tụng, bảo đảm phán quyết của Tòa án phải xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa như: sửa đổi, bổ sung Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và quy định về sự có mặt của Luật sư tại phiên tòa là bắt buộc, nếu Luật sư vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hỗn phiên tịa, khơng chấp nhận việc gửi bài bào chữa, bảo vệ trước cho Tòa án. Hay sửa Điều 217 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng đổi vị trí giữa khoản 2 và khoản 3. Theo đó trình tự phát biểu khi tranh luận là bị cáo và người bào chữa có quyền phát biểu ý kiến sau cùng.

+ Cần bổ sung thêm Điều 285 và Điều 289 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về nội dung đó là: Hội đồng Giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm có quyền sửa bản án có hiệu lực nếu xét thấy có căn cứ. Như vậy, tránh được việc quyết định Giám đốc thẩm, quyết định Tái thẩm chỉ hủy án gây ra tình trạng vụ án kéo dài nhiều năm trong khi những lập luận của Luật sư là có căn cứ pháp luật.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về tổ chức Luật sư và các bảo đảm pháp lý

để Luật sư được phát huy vai trị của mình trong giải quyết vụ án hình sự.

Cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự của Luật sư theo hướng đơn giản hóa về thủ tục, tiết kiệm về thời gian và đảm bảo nếu chưa có sự hiện diện của Luật sư thì Cơ quan điều tra không được tiến hành các hoạt động hỏi cung. Về hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa, bảo vệ của Luật sư, hiện Bộ luật Tố tụng hình sự chưa quy định cụ thể thì cần áp dụng Khoản 2 Điều 27 Luật Luật sư năm 2006 đang có hiệu lực thi hành.

Có thể nghiên cứu để bỏ hẳn quy định về việc cần phải có giấy chứng nhận người bào chữa của Luật sư khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, mà chỉ cần kiểm tra thẻ Luật sư, giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề của Luật sư và giấy yêu cầu Luật sư của người bị tạm gữ, bị can, bị cáo hoặc của đương sự trong vụ án hoặc thân nhân của họ, nếu thấy đầy đủ các điều kiện trên thì chấp nhận để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng hình sự. Tiến hành sửa đổi các quy định về thủ tục khi Luật sư gặp người bị tạm giữ đang bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, bỏ việc hạn chế thời gian tiếp xúc, làm việc của Luật sư với bị can, bị cáo trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Bởi lẽ, muốn vai trò của Luật sư được phát huy trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì ngay từ giai đoạn tiếp xúc với người bị tạm giữ trong Nhà tạm giữ, với bị can, bị cáo trong Trại tạm giam, Luật sư có thể giúp người bị tạm giữ, giúp bị can, bị cáo hạn chế thấp nhất khả năng bất lợi về

mặt pháp lý trên cơ sở phát huy vai trò tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản nhất cho bị can. Sự hiểu biết pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho người bị tạm giữ, cho bị can ở giai đoạn điều tra là hết sức cần thiết, đảm bảo hiệu quả cho cả quá trình tố tụng. Đặc biệt là hạn chế thiệt hại xảy ra do sự không hiểu biết pháp luật của người bị tạm giữ, của bị can. Về thủ tục gặp người bị tạm giữ trong Nhà tạm giữ, bị can, bị cáo trong Trại tạm giam cần thống nhất với quy định tại khoản 5 Điều 37 của Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể đối với các lần gặp sau giữa Luật sư với thân chủ trong Nhà tạm giữ, trong Trại tạm giam, về thủ tục cần phải đơn giản hóa hơn so với lần tiếp xúc đầu tiên.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 82 - 86)