Nâng cao vai trò củaLuật sư góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền của nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 75 - 77)

cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền của nước ta hiện nay

Hiện nay, trước yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, nâng cao hiệu quả hiệu lực của các cơ quan tư pháp nhằm bảo vệ các quyền dân chủ của công dân, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương đường lối trong việc cải cách tư pháp từ tổ chức đến cơ chế hoạt động. Quan điểm mang tính định hướng là cải cách tư pháp là phải nằm trong chủ trương đổi mới bộ máy nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị, gắn liền với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Từ đó có thể nhận thấy việc nâng cao vai trị của Luật sư trong q trình giải quyết vụ án hình sự khơng chỉ ở Phú Thọ mà trong phạm vi cả nước phải nằm trong nội dung và đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Điều đó cũng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ và vai trò quan trọng của Luật sư đối với hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng.

Nâng cao vai trò của Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm khi bàn về vấn đề cải cách tư pháp. Các Nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh về bảo đảm vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự hiện nay như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02-01- 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp thời gian tới đã nêu rõ: “Nâng cao chất lượng công tố viên của Viện kiểm sát tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và

những người tham gia tố tụng khác…” và “…các cơ quan tư pháp có trách nhiệm để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng, tham gia vào việc hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên toà…”[1]. Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã nhấn mạnh: “Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tồ…” [2]. Như vậy, nâng cao vai trị của Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự là một trong những nội dung của cải cách tư pháp và có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động tư pháp. Nâng cao vai trị của Luật sư trong tố tụng hình sự phải đáp ứng các yêu cầu cải cách tư pháp nói riêng và trong tổng thể q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền nói chung. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là xây dựng một nhà nước thực sự của dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Nâng cao vai trị của Luật sư trong q trình giải quyết vụ án hình sự là nhằm góp phần đáp ứng các yêu cầu đó.

Quyền bào chữa, quyền được bảo vệ là những quyền cơ bản của công dân khi tham gia tố tụng hình sự. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ Luật sư bào chữa, các đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ Luật sư bảo vệ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. Mục đích của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là bảo vệ và tôn trọng quyền công dân, quyền con người. Do vậy, Nhà nước cần phải xây dựng cơ chế bảo đảm để thực hiện quyền bào chữa của cơng dân. Bảo đảm vai trị của Luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là một trong những thiết chế quan trọng của nhà nước.

Nâng cao vai trò của Luật sư, tạo điều kiện cho hoạt động Luật sư vừa có tác dụng bổ trợ cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, lại vừa có tác dụng bảo đảm cho quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và quyền được bảo vệ của các đương sự. Hai mặt của chức

năng này có tầm quan trọng như nhau, khơng mâu thuẫn nhau mà có quan hệ khăng khít với nhau để đạt tới mục tiêu chung là góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách chính xác và nghiêm minh. Mục tiêu đó phù hợp với nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nâng cao vai trò của Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự cịn là xây dựng một cơ chế phản biện xã hội và giám sát xã hội để nhân dân có thể phản biện và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và công chức nhà nước. Luật sư trong quyền hạn của mình sẽ góp phần giám sát đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và quyền được bảo vệ của các đương sự được tôn trọng và thực thi. Nâng cao vai trò của Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự là những bảo đảm quyền dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự ở Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung và đó cũng là một biểu hiện rõ rệt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 75 - 77)