Thực trạng vai trò củaLuật sư trong giai đoạn điều tra

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 41 - 48)

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, Cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Để bảo đảm tính khách quan, đúng pháp luật trong hoạt động của cán bộ điều tra; đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người bị khởi tố, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, cho phép Luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Và đối với trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Điều 81 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thì Luật sư có thể tham gia từ khi có quyết định tạm giữ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 và khoản 2 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, khi tham gia ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Luật sư có quyền: có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà Luật sư bào chữa hoặc bảo vệ; đề nghị cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu khơng thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; đưa ra tài liệu, đồ vật theo

yêu cầu; gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam; đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật...

Thực tiễn cho thấy, sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Luật Luật sư năm 2006 được ban hành, vai trò của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự đã có bước phát triển về chất trong cả nước nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tố tụng của Luật sư theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đã và đang bộc lộ một số vướng mắc bất cập không chỉ ở Phú Thọ mà đây cũng là tình hình chung của cả nước ta hiện nay.

Thứ nhất, về việc lựa chọn Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết vụ

án hình sự ở giai đoạn điều tra.

Theo thống kê của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ, số vụ án hình sự Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra rất ít mặc dù khơng phải là khơng có nhiều khách hàng mời Luật sư. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: "Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn". Nhưng thực tế khi thân nhân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam có đơn yêu cầu Luật sư bào chữa cho thân nhân của họ lại không được Cơ quan điều tra chấp nhận và không cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Luật sư mà thân nhân họ mời. Do vậy, Luật sư không thể thực hiện được việc bào chữa cho họ được.

Cũng như nhiều trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam biết được thân nhân của mình đã nhờ Luật sư bào chữa cho mình nhưng lại phải từ chối yêu cầu Luật sư bào chữa do Điều tra viên chưa tạo điều kiện hoặc có Điều tra viên cịn giải thích cho họ khơng mời Luật sư vì: sẽ mất tiền, sẽ nặng tội thêm nếu có Luật sư bào chữa hoặc tội đã rõ ràng rồi cần gì phải bào chữa...và hướng dẫn họ viết đơn từ chối Luật sư. Nên chỉ đến khi Luật sư

tiếp xúc được với thân chủ ở giai đoạn truy tố, xét xử họ mới nói lý do tại sao lại làm đơn từ chối Luật sư ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự là do cán bộ điều tra hướng dẫn làm như vậy. Còn thực tế họ rất cần, rất muốn được Luật sư bào chữa nên đến giai đoạn truy tố, xét xử vụ án hình sự họ vẫn nhờ Luật sư bào chữa cho mình. Chính vì vậy, có rất nhiều vụ án khơng chỉ ở Phú Thọ mà ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự những người bị tạm giam, bị can, bị cáo do Cơ quan điều tra không đảm bảo quyền bào chữa của họ mà đến giai đoạn truy tố, xét xử vụ án hình sự họ được Luật sư giải thích về những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của họ nhất là quyền được bào chữa mà sự thật khách quan của vụ án mới được tìm thấy; có nhiều trường hợp những lời khai của họ trong giai đoạn điều tra là do các Điều tra viên ép cung, nhục hình nên đến giai đoạn truy tố, xét xử họ đã phản cung làm cho vụ án phải điều tra lại nên thời gian giải quyết vụ án kéo dài hơn.

Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10-10-2011 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, có đưa ra một nội dung để cho người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền yêu cầu Luật sư bào chữa nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều hạn chế, nhất là Luật sư chưa được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, bị can để hỏi họ có yêu cầu Luật sư bào chữa không khi thân nhân của họ đã có đơn u cầu mà vẫn phải thơng qua Điều tra viên. Do vậy, tình trạng Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra theo yêu cầu của thân nhân người bị tạm giữ, bị can bị hạn chế do chính từ các quy định của pháp luật và do nhận thức của các cán bộ điều tra.

Thứ hai, về việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng của Luật sư.

Theo quy định tại Điều 27 Luật Luật sư năm 2006 quy định: Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy

chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự khi xuất trình đủ giấy tờ: thẻ Luật sư, giấy yêu cầu Luật sư của khách hàng và giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề Luật sư. Khoản 4 Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét cấp giấy chứng nhận để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do". Đây là những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền dân chủ của Luật sư khi tham gia bào chữa, bảo vệ cho khách hàng.

Tuy nhiên, thực tế để được cấp giấy chứng nhận bào chữa các Luật sư ở Phú Thọ khi tham gia bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bảo vệ cho các đương sự trong vụ án hình sự ngồi những loại giấy tờ theo quy định tại Điều 27 Luật Luật sư năm 2006, Luật sư còn phải cung cấp thêm một số loại giấy tờ khác tùy từng vụ án do từng Cơ quan điều tra phụ trách như: bản sao chứng chỉ hành nghề Luật sư, hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa văn phịng Luật sư với khách hàng...từ đó gây khó khăn cho Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thời hạn mà Cơ quan điều tra phải xem xét để cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Luật sư là ba ngày kể từ ngày nhận được đề nghị và các giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, nhưng thực tế các Luật sư của Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ ln rất bức xúc khi Cơ quan điều tra ln trì hỗn và khơng thực hiện đúng thời hạn đó. Luật sư Tạ Hồng C, với hơn 20 năm hành nghề Luật sư trong các vụ án hình sự khẳng định: “… chưa có vụ án hình sự nào mà Luật sư đã tham gia được Cơ quan điều tra thực hiện theo đúng thời hạn trên…”.

Tháng 7 năm 2012, Luật sư Tạ Hồng C nhận lời mời của khách hàng trong vụ MB24 do Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Ngày 2-8-2012 Luật sư đã nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định cho Cơ

quan điều tra đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ba bị can trong vụ án đó nhưng đến ngày 20-8-2012 vẫn chưa được Cơ quan điều tra cấp mà cũng không trả lời là không cấp, trong thời gian này vụ án vẫn đang được Cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ án mà khơng có sự tham gia của Luật sư. Chính điều này đã làm cho khách hàng của Luật sư mất niềm tin và đã có hai khách hàng rút đề nghị nhờ Luật sư bào chữa.

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong số hàng trăm vụ án mà các Luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ đã và đang tham gia bào chữa và bảo vệ cho thấy: mặc dù quy định của pháp luật tưởng như rất rõ ràng, cụ thể về việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Luật sư nhằm bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng trên thực tế những quy định đó lại khơng được Cơ quan điều tra tn thủ với rất nhiều lý do để hạn chế quyền tham gia bào chữa của Luật sư từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Mặc dù, Bộ Cơng an đã ban hành Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10-10-2011 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, quy định chi tiết về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa đối với Luật sư tại Điều 5 của Thơng tư nhưng vụ án trên và cịn rất nhiều những vụ án đã và đang được các Cơ quan điều tra tiến hành điều tra cho thấy các quy định của pháp luật về việc này chưa được Cơ quan điều tra thực hiện triệt để và vẫn cịn nhiều vướng mắc ngay chính trong Thơng tư đó.

Thứ ba, về việc tiếp xúc với thân chủ, về quyền được thông báo về thời

gian, địa điểm hỏi cung bị can để Luật sư có mặt khi hỏi cung bị can.

Theo điểm e khoản 2 Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật sư có quyền gặp người bị tạm giữ, gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Tuy nhiên, luật lại không quy định cụ thể là Luật sư được "gặp riêng" hay không nên khi Luật sư gặp người bị tạm giữ, bị can, đang bị tạm giam ln có mặt của Điều tra viên làm ảnh hưởng đến cuộc trao đổi giữa Luật sư và thân chủ.

Và nếu khơng có Điều tra viên đi cùng thì Ban giám thị trại giam cũng không cho phép Luật sư vào gặp thân chủ. Đó là phản ánh của các Luật sư của Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ khi tham gia các vụ án hình sự. Các Luật sư cịn bày tỏ "nỗi khổ" của họ mỗi khi họ đến Trại tạm giam để gặp khách hàng bởi những thủ tục khơng có trong luật nhưng lại là những quy định buộc phải thi hành nếu muốn gặp thân chủ của mình.

Khi Luật sư Chu Văn Q nhận bào chữa cho Phạm Ngọc Thắng (Lâm Thao - Phú Thọ), Luật sư đã phải rất vất vả khi muốn gặp thân chủ của mình trong trại tạm giam. Mặt dù, khi đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa và đã có giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề nhưng mỗi lần đến trại tạm giam luôn gặp trở ngại nhất là việc Điều tra viên ln có lý do để trì hỗn, khi gặp được thân chủ thì lại khơng thể trao đổi cụ thể vì có mặt của Điều tra viên ở đó và bị giới hạn bởi thời gian trao đổi.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; người bào chữa có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can. Quy định này của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho Luật sư chủ động sắp xếp thời gian thực hiện việc bào chữa, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của bị can ngay từ khi bị Cơ quan điều tra khởi tố. Và Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10-10- 2011 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có quy định về việc Điều tra viên phải báo trước cho người bào chữa về thời gian và địa điểm hỏi cung, nhưng thực tế việc lấy lời khai đã được Cơ quan điều tra làm hết trước đó, khi có mặt Luật sư để lấy lời khai chỉ là hình thức. Đây là những chia sẻ của một số Luật sư Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ khi tham gia trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Thứ tư, về quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ

án liên quan đến việc bào chữa và quyền thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa.

Điểm g khoản 2 Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2003 quy định: người bào chữa có quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế khi các Luật sư của Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ hành nghề khơng được tạo điều kiện như pháp luật quy định. Chẳng hạn như: hồ sơ vụ án hình sự thường rất nhiều trong khi đó thời gian mà Cơ quan điều tra cho Luật sư đọc lại có giới hạn, nếu muốn sao chép thì tại Cơ quan điều tra khơng có dịch vụ đó, cịn chụp lại thì khơng phải Luật sư nào cũng có máy ảnh tốt để đảm bảo việc chụp tài liệu sẽ đọc được. Điều này dẫn đến việc thu thập thông tin về vụ án khơng kịp thời, khơng tồn diện ảnh hưởng đến kết quả bào chữa. (Luật sư Vũ Đình T chia sẻ).

Tại điểm d khoản 2 Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sư năm 2003 quy định: người bào chữa được thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu khơng thuộc bí mật nhà nước, bí mật cơng tác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc giao nộp chứng cứ do Luật sư thu thập được và chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các cơ

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w