Thực trạng vai trò củaLuật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 49 - 57)

Các Luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử nói chung và phiên tịa sơ thẩm nói riêng, về cơ bản đều được Tòa án nhân dân các cấp ở tỉnh Phú Thọ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ cho thân chủ nhất là trong các vụ án hình sự mà Cơ quan tiến hành yêu cầu Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ cử Luật sư tham gia. Đây là đánh giá chung của các Luật sư tỉnh Phú Thọ khi tham gia bào chữa hay bảo vệ trong các vụ án hình sư ở giai đoạn xét xử. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của Luật sư trong giai đoạn này cũng còn một số vấn đề mà chúng ta cần phải nghiên cứu, xem xét từ phía các Luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tiến hành tố tụng, nhất là tại phiên tịa sơ thẩm vụ án hình sự nhằm phát huy hiệu quả vai trị của Luật sư ở giai đoạn này cũng như sự ghi nhận của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng về vị trí, vai trị khơng thể thiếu của Luật sư trong giai đoạn xét xử nói chung và xét xử sơ thẩm nói riêng.

Thứ nhất, về một số hoạt động của Luật sư trước khi phiên tịa sơ thẩm

Do tính chất quan trọng của giai đoạn xét xử sơ thẩm mà tập trung nhất là phiên tòa sơ thẩm nên trong giai đoạn này, Luật sư phải căn cứ vào nhiệm vụ bào chữa hay bảo vệ của mình để tiến hành các hoạt động: xin cấp giấy chứng nhận bào chữa, nghiên cứu hồ sơ vụ án, gặp gỡ, trao đổi với bị can, bị cáo, có những ý kiến đề xuất với Tịa án... Hầu hết các Luật sư của Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ đều cho rằng Tịa án ln tạo điều kiện thuận lợi cho họ, nhưng những quy định của pháp luật còn chưa thống nhất, rõ ràng và cụ thể nên đơi khi họ cịn gặp khó khăn.

Khi hồ sơ được chuyển sang Tòa án thụ lý, nếu Luật sư muốn nghiên cứu hồ sơ, muốn sao chụp hồ sơ để nghiên cứu thì Luật sư ln phải tự mình tìm hiểu xem ai là người quản lý hồ sơ của Tòa án. Thêm nữa thời gian đọc hồ sơ phụ thuộc vào thời gian của người quản lý hồ sơ. Do vậy, Luật sư đã mất rất nhiều thời gian để tìm người quản lý hồ sơ nay lại hạn chế về thời gian nghiên cứu hồ sơ nên Luật sư tốn rất nhiều thời gian công sức trong giai đoạn này để nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách đầy đủ và tồn diện. Và việc khơng nghiên cứu kịp hồ sơ vụ án hay nghiên cứu qua loa khi phiên tòa diễn ra là việc không phải là hiếm trong thời gian qua ở tỉnh Phú Thọ. Đó là trường hợp của Luật sư Nguyễn Thị H nhận bào chữa cho bị cáo Nguyễn Minh Thắng bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Sơn truy tố về tội "Hiếp dâm trẻ em" nhưng do nghiên cứu hồ sơ vụ án không đầy đủ mà Luật sư đã đề nghị một mức án cao hơn so với bản án mà Tòa án đã tuyên.

Việc cấp giấy chứng nhận bào chữa ở giai đoạn này mặc dù có những quy định giống với giai đoạn điều tra và truy tố. Nhưng nếu pháp luật có quy định là giấy chứng nhận bào chữa chỉ cấp một lần và có giá trị trong suốt quá trình tố tụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Luật sư tham gia tố tụng. Bởi vậy ở giai đoạn này, Luật sư lại phải làm các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa tại Tòa án nhân dân nên Luật sư lại mất rất nhiều thời gian để chờ đợi xem Tịa có cấp hay khơng. Theo các Luật sư tỉnh Phú Thọ thì hầu hết các

Tịa án đều tạo điều kiện nhanh chóng cấp cho các Luật sư nhưng cũng có Tịa án gây khó dễ và kéo dài thời gian nhất là các Tòa án ở huyện vùng sâu, vùng xa vì họ khơng muốn Luật sư tham gia và họ đã hợp lý hóa thủ tục tố tụng bằng cách yêu cầu người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người bào chữa cho họ. Đó là vụ án hình sự do Tịa án nhân dân huyện Yên Lập xét xử năm 2010 đối với bị cáo Bùi Mạnh Hà, bị Viện kiểm sát truy tố về tội "Giết người" và "Trộm cắp tài sản", ở giai đoạn điều tra, truy tố Luật sư Trần Thị Minh H nhận bào chữa cho bị cáo nhưng đến giai đoạn xét xử Tòa án đã yêu cầu bố đẻ của Bùi Mạnh Hà là người bào chữa nên đã không cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Luật sư.

Vấn đề gặp gỡ, trao đổi với bị can, bị cáo trong giai đoạn này cũng cần phải nói đến vì nó cũng gây khó khăn cho Luật sư khi trao đổi với thân chủ. Đó là, khi gặp bị can, bị cáo trong trại tạm giam ở giai đoạn này vẫn phải có mặt của Điều tra viên. Do vậy, Luật sư có muốn giải thích, phân tích cho bị can, bị cáo những quy định pháp luật có lợi đối với những sai phạm mà họ đã gây ra nhằm giúp thân chủ khắc phục hậu quả để được hưởng những tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, nhưng do sự có mặt của Điều tra viên hay Kiểm sát viên mà họ sẽ khơng thực hiện theo lời khun của Luật sư vì có thể trước đó họ có lời khai khác với Cơ quan điều tra hoặc với Viện Kiểm sát. Đó là trường hợp của Luật sư Lê Hữu T khi nhận bào chữa cho Tạ Hoàng Tùng bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Việt Trì truy tố về "Cướp tài sản", đến giai đoạn xét xử Tạ Hoàng Tùng mới nhờ Luật sư bào chữa và khi tiếp xúc với bị cáo, nghiên cứu hồ sơ Luật sư Lê Hữu T đã phát hiện những tình tiết có lợi cho bị cáo, Luật sư đã trao đổi với bị cáo nhưng bị cáo trình bày rằng khơng muốn khai lại vì sợ Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.

Thứ hai, hoạt động của Luật sư tại phiên tòa sơ thẩm.

Tham gia phiên tịa hình sự là thời điểm Luật sư thể hiện rõ nhất vai trị của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. Sự tham

gia của Luật sư tại phiên tịa đóng vai trị rất quan trọng. Tại đây, Luật sư góp phần cung cấp thêm chứng cứ có lợi cho bị cáo, đương sự; đồng thời giúp Hội đồng xét xử có những nhận định khách quan hơn về vụ án nhằm ra được bản án, quyết định thấu tình, đạt lý. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 tại Điều 190 quy định về sự có mặt của người bào chữa: "Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tịa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án, nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử. Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hỗn phiên tịa". Theo quy định này thì Luật sư phải có mặt tại phiên tịa, nếu Luật sư vắng mặt thì phải gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Tuy nhiên, việc Luật sư vắng mặt tại phiên tịa, khơng trực tiếp tham gia q trình xét xử nhiều trường hợp diễn biến vụ án đã thay đổi theo hướng khác không như bản bào chữa mà Luật sư đã gửi trước cho Tịa án, nên quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo hoặc đương sự khó được đảm bảo.

Tại phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Minh Thắng về tội "Tham ơ tài sản", Luật sư Nguyễn Thị H của Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ nhận bào chữa cho bị cáo có đơn xin vắng mặt và gửi cho Tịa án bản bào chữa theo hướng chứng minh thân chủ mình vơ tội. Nhưng tại phiên tịa, bị cáo lại khai nhận mình đã tham ơ số tiền là 80 triệu đồng cơng quỹ. Do vậy, mặc dù thư ký Tịa án có cơng bố bản bào chữa của Luật sư nhưng bị cáo lại khơng đồng ý khi được Chủ tọa phiên tịa hỏi. Như vậy, diễn biến của phiên tịa đã khơng đúng như dự liệu trong bài bào chữa của Luật sư gửi Tịa án trước đó nên việc Luật sư khơng có mặt tại phiên tịa này phần nào ảnh hưởng đến quyền được bào chữa của bị cáo.

Có thể nói, nếu Luật sư khơng có mặt tại phiên tịa, khơng trực tiếp tham gia thẩm vấn, khơng tham gia tranh luận tại phiên tịa mà chỉ đưa ra quan điểm bào chữa, bảo vệ của mình căn cứ theo những gì có trong hồ sơ mà Luật

sư đã được nghiên cứu thì chưa chắc đã chính xác, việc bào chữa hoặc bảo vệ chưa chắc đã đúng, sẽ khó thuyết phục được Hội đồng xét xử và khơng thể hiện được đúng vai trị của Luật sư trong vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật Luật sư. Bởi thực tế, tại phiên tịa có rất nhiều tình huống xảy ra ngồi dự kiến mà Luật sư của phía đối tụng, Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát hay của chính thân chủ mang đến gây bất lợi cho bị cáo hoặc đương sự mà Luật sư bào chữa hay bảo vệ tại phiên tịa. Có khơng ít vụ án mà các Luật sư tỉnh Phú Thọ tham gia, diễn biến tại phiên tịa có nhiều thay đổi khác hồn tồn những gì trong hồ sơ vụ án mà Luật sư được nghiên cứu, nhưng vì bài bào chữa hay bài bảo vệ của Luật sư đã được chuẩn bị trước nên đã có khơng ít Luật sư đã trở tay không kịp nhất là những Luật sư mới vào nghề. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, khi Luật sư đã gửi bài bào chữa hay bài bảo vệ trước nên Hội đồng xét xử vẫn phải có nhiệm vụ cơng bố tạo nên những tình huống bi hài tại phiên tịa.

Như vụ án Phan Văn Sinh bị Tòa án nhân dân huyện Tam Nông xét xử về tội "Cố ý gây thương tích ", Luật sư Trần Hữu L thuộc Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ nhận bào chữa cho bị cáo đã khơng có mặt tại phiên tịa xét xử sơ thẩm và gửi bài bào chữa trước cho Tịa án theo hướng giảm nhẹ hình phạt. Nhưng tại phiên tịa, bị hại đã viết đơn xin cho bị cáo được hưởng án treo và bớt đi tiền bồi thường tổn thất về tinh thần, bị cáo Sinh đã bồi thường toàn bộ số tiền theo yêu cầu của bị hại tại phiên tòa. Do vậy, Tịa án nhân dân huyện Tam Nơng đã cho bị cáo hưởng án treo.

Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định ngồi những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa (Luật sư) theo khoản 2 Điều 57, còn đối với các trường hợp khác, Luật sư có thể gửi bài bào chữa hoặc bài bảo vệ trước cho Tịa án mà khơng cần có mặt. Quy định này giúp Tịa án xét xử kịp thời, đúng theo thời gian luật định và cũng tạo điều kiện cho Luật sư có lý do chính đáng khơng tới dự phiên tịa được nhưng có thể gửi bài bào chữa hoặc bài bảo vệ

của mình cho Tòa án và coi như đã thực hiện xong nhiệm vụ đối với bị cáo hoặc đương sự trong vụ án hình sự đó, nhất là đối với những vụ án hình sự mà Luật sư đó được Đồn Luật sư tỉnh Phú Thọ chỉ định phải tham gia. Song theo tinh thần của Nghị quyết 08/NQ - TW về cải cách tư pháp "bản án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại tịa", vậy Luật sư khơng có mặt tại phiên tịa, khơng tham gia tranh luận nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án thì Hội đồng xét xử căn cứ và kết quả tranh luận ở đâu để ra bản án, quyết định. Điều này đi ngược lại với tinh thần cải cách tư pháp "nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp" [2] và như vậy làm cho quyền bào chữa của bị cáo, quyền được bảo vệ của đương sự bị hạn chế.

Hiện nay, tại các phiên tịa hình sự ở tỉnh Phú Thọ khi tham gia tranh tụng nhiều Hội đồng xét xử và các Thẩm phán đã nhận thức đúng đắn về vai trò của Luật sư trong vụ án hình sự và nhất là tại phiên tịa nên đã tạo điều kiện cho các Luật sư thể hiện được vai trị của họ. Có nhiều Hội đồng xét xử trong tranh tụng tại phiên tòa đã kiên quyết yêu cầu Viện kiểm sát phải tranh luận với Luật sư những vấn đề mà Luật sư phản đối trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát trình bày tại phiên tịa. Từ ý kiến tranh luận giữa Luật sư và Kiểm sát viên đó mà nhiều bản án đã ghi nhận quan điểm bào chữa, bảo vệ của Luật sư.

Ví dụ như vụ án Phan Hồng Minh trú tại xã Sơn Dương - Lâm Thao - Phú Thọ, bị Viện kiểm sát huyện Lâm Thao truy tố theo khoản 2 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 2003. Luật sư Đinh Văn T thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ được bị cáo mời bào chữa. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và thu thập chứng cứ, Luật sư Đinh Văn T đã chứng minh khoản tiền mà bị cáo bị truy tố là khoản tiền nằm trong khoản chi thường xuyên của Ủy ban nhân dân xã mà bị cáo làm Chủ tịch xã. Tại phiên tòa sơ thẩm giữa Luật sư và Kiểm sát viên Viện kiểm sát đã tranh luận rất căng thẳng, Luật sư đã đề nghị Hội đồng xét xử

tuyên bị cáo không phạm tội tham ô tài sản và đề nghị này đã được Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Lâm Thao chấp nhận.

Tuy nhiên đây chỉ là một trong rất ít các trường hợp cho thấy vai trị của Luật sư khi tham gia tranh tụng với Viện kiểm sát được thực hiện tại phiên tòa. Thực tế, hiện nay vai trò của Luật sư khi tham gia tranh tụng tại phiên tịa trong các vụ án hình sự ở tỉnh Phú Thọ rất mờ nhạt, khơng bình đẳng với đại diện của Viện kiểm sát khi tham gia tranh luận. Thực tiễn cho thấy, khi đối đáp, nhiều trường hợp Kiểm sát viên không đáp lại ý kiến của Luật sư hoặc chỉ chọn một số điểm để đáp lại mặc dù Luật sư còn nêu rất nhiều điểm mâu thuẫn cần giải quyết để làm rõ sự thật của vụ án và Chủ tọa phiên tịa cũng khơng u cầu Kiểm sát viên đối đáp lại với Luật sư. Cho dù theo quy định tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Chủ tọa phiên tịa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đối đáp lại ý kiến của Luật sư nếu ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận. Nhưng đây là quyền của Chủ tọa phiên tòa nên họ có thể thực hiện hoặc khơng và hầu như họ khơng thực hiện. Cịn việc đối đáp của Viện kiểm sát tại phiên tòa hiện nay ở tỉnh Phú Thọ khi Luật sư đưa ra ý kiến tranh luận là “Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố theo như bản cáo trạng đã trình bày trước tịa ”.

Như vụ án Thạch Văn Hưng bị Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ truy tố về tội mua bán, vận chuyển trái phép chất nổ với số lượng 6 kg, tại phiên tòa bị cáo khai nhận vận chuyển số lượng 4kg, Luật sư bào chữa cho bị cáo đưa các chứng cứ chứng minh bị cáo vận chuyển là 4kg và yêu cầu Kiểm sát viên đưa ra chứng cứ chứng minh bị cáo vận chuyển 6kg thuốc nổ nhưng Kiểm sát viên không đối đáp lại và vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội trong bản cáo trạng. Và Hội đồng xét xử của Tòa án nhân dân huyện Yên Lập đã chấp nhận bản luận tội của Viện kiểm sát và ra bản án theo bản

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 49 - 57)