Nâng cao nhận thức về vai trò củaLuật sư trong giải quyết vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 80 - 82)

án hình sự

Việc phát huy vai trị của Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự ở Phú Thọ nếu chỉ tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật mà không chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của nhân dân, ý thức xã hội, ý thức pháp luật về Luật sư, đặc biệt là vai trị của Luật sư trong q trình giải quyết vụ án hình sự thì sẽ khơng thành cơng. Chỉ khi nào xã hội có được sự nhận thức đúng đắn về nghề Luật sư và vai trò của họ trong giải quyết vụ án hình sự thì nghề Luật sư ở Phú Thọ - một tỉnh trung du miền núi, với điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, mới có cơ hội để phát triển, ý nghĩa của việc mở rộng các quyền và nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự mới được bảo đảm. Như vậy, vai trò của Luật sư khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự mới thực sự phát huy được hiệu quả trên thực tế.

Đề cao nhận thức về vai trò của Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự cần phải gắn với tất cả các chủ thể, từ những người dân đến cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, các chủ thể tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng. Các chủ thể này cần phải nhận thức được sự cần thiết của Luật sư khi tham gia các giai đoạn tố tụng của vụ án hình sự. Muốn vai trị của Luật sư được thực hiện và pháp huy trên thực tiễn, bên cạnh việc coi trọng nghề Luật sư thì địi hỏi mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt là những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng phải thống nhất trong cách hiểu về các điều luật quy định về quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự. Có nhận thức được như vậy, các quy định pháp luật hiện nay nhằm phát huy vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự mới thực sự đi vào thực tiễn và vai trị của Luật sư qua đó mới được phát huy.

Nhận thức về vai trị của Luật sư trong q trình giải quyết vụ án hình, đặc biệt là vai trò bào chữa, bảo vệ phải được các chủ thể tiến hành tố tụng nhìn nhận đúng đắn. Bởi lẽ, trong thực tiễn xét xử hiện nay, hầu như các Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán đều cho rằng: vụ án được đưa ra xét xử công bằng, khách quan là do vai trò của họ trong tố tụng, còn Luật sư chỉ đóng vai trị là người bào chữa, bảo vệ quyền lợi của thân chủ nên xét đến cùng chỉ làm phức tạp thêm nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án, nhất là những vụ án mà cấu thành tội phạm đã rõ ràng thì vai trị của Luật sư trong q trình tham gia giải quyết vụ án đó là khơng cần thiết. Nhận thức này cần phải bị lên án, nhất là trong điều kiện hiện nay khi chúng ta đã có Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp thời gian tới và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02-06- 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Muốn vậy, cần phải có các quy định pháp luật khơng chỉ quy định nghĩa vụ tơn trọng Luật sư mà cịn phải xác định nghĩa vụ trách nhiệm pháp lý đối với những người tiến hành tố tụng không tuân theo quy định đảm bảo cho Luật sư tham gia tố tụng và phát huy vai trò của họ trong hoạt động tố tụng.

Để nâng cao nhận thức về vai trò của Luật sư trong quá trình tham giải giải quyết vụ án hình sự ở Phú Thọ, trong thời gian tới, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

đến mọi người dân, trong đó đặc biệt chú ý đến các cơ quan và người tiến hành tố tụng về vai trị của Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự cũng như ý nghĩa xã hội của nghề Luật sư trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế và giám sát tư pháp. Đặc biệt quyền con người trong tố tụng hình sự sẽ được đảm bảo nếu các quy định pháp luật bảo đảm cho Luật sư tham gia tố tụng hình sự được thực hiện trên thực tế.

Thứ hai, những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng đều phải xác

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 80 - 82)