Điều kiện về mối quan hệ giữa Luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

vậy, để thực hiện tốt vai trị của mình khi tham gia quá trình giải quyết vụ án hình sự, Luật sư cố gắng để có được kỹ năng hành nghề cao nhất, hồn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, đội ngũ Luật sư Việt Nam sẽ dần dần khẳng định được vị trí, vai trị của mình trong xã hội. Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu rộng về pháp luật, có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, tham gia tích cực trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, cần phải khẳng định hơn nữa trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam.

1.3.4. Điều kiện về mối quan hệ giữa Luật sư với các cơ quan tiếnhành tố tụng hành tố tụng

Pháp luật tố tụng hình sự nước ta có những quy định về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng với các vị trí, vai trị khác nhau. Nhưng đều nhằm hướng tới tìm ra sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo cơng lý và cơng bằng xã hội. Vì vậy, giữa Luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dù có những nhiệm vụ khác nhau, ở vị trí khác nhau nhưng cùng thực hiện mục tiêu trên. Do vậy, mối quan hệ giữa Luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng luôn được đặt ra không chỉ trong các quy định pháp luật mà cả trong thực tiễn của quá trình giải quyết vụ

án hình sự. Đây là mối quan hệ vừa có tính đối trọng, phản biện vừa có tính phối hợp trong hoạt động của Luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng.

Sự thật khách quan của vụ án chỉ được làm sáng tỏ khi mọi vấn đề liên quan đến vụ án được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện. Sẽ là phiến diện và dễ dẫn tới oan, sai khi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vừa phải hoàn thành nhiệm vụ phát hiện, chứng minh, xử lý hành vi phạm tội, vừa phải tự mình kiểm sốt tính vơ tư, khách quan, trình tự thủ tục đúng pháp luật trong quá trình thực thi quyền lực của mình. Do vậy, việc Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự là sự phản biện cần thiết nhằm bảo đảm tính dân chủ, tính khách quan trong suốt q trình tố tụng. Có sự tham gia của Luật sư buộc người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và quyền được bảo vệ của các đương sự một cách tốt hơn và cũng là bảo đảm cho hoạt động tố tụng được thực hiện một cách hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục luật định, ngăn ngừa nguy cơ xâm phạm đến quyền con người trong tố tụng hình sự.

Thực tế cho thấy, vai trò của Luật sư tham gia vào giải quyết vụ án hình sự cịn mờ nhạt. Bởi nhiều Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán cho rằng; vụ án có được giải quyết tốt hay khơng là do họ chứ khơng phải nhờ sự có mặt của Luật sư, rằng sự tham gia tố tụng của Luật sư chỉ là hình thức, rằng Luật sư tham gia tố tụng chỉ làm cho hoạt động tố tụng thêm phức tạp...Vì thế những người tiến hành tố tụng đã không chú trọng đến yêu cầu, nội dung bào chữa của Luật sư trong vụ án hình sự. Nhiều Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán không cho rằng vi phạm nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án không phải là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Nhưng chính bằng sự hiểu biết pháp luật của mình, sự tham gia của Luật sư từ giai đoạn điều tra mới có thể phát hiện được những sai sót trong q trình điều tra vụ án của Cơ quan điều tra, tính đúng đắn, hợp pháp của những tài liệu chứng cứ mà Cơ quan điều tra thu thập được nhằm đảm bảo tính

khách quan của vụ án. Hay việc Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa với Kiểm sát viên cũng nhằm đảm bảo cho bản cáo trạng luận tội của Viện Kiểm sát được khách quan, đúng pháp luật, đúng người đúng tội. Từ đó, Hội đồng xét xử đưa ra được một bản án, quyết định đúng nhất.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì sự tham gia phối hợp giữa Luật sư với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng là một tất yếu, khách quan. Sự phối hợp này nhằm hướng việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Điều này được ghi nhận trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002: "Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng, tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án. Tranh luận dân chủ tại phiên tòa" [1]. Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành cũng có các quy định cụ thể về sự phối hợp này như: khi Luật sư có đề nghị Cơ quan điều tra phải báo trước thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để Luật sư có mặt khi hỏi cung bị can; hoặc tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án Luật sư có trách nhiệm giao cho cơ quan tiến hành tố tụng; Luật sư có quyền và nghĩa vụ có mặt tại phiên tịa, tại phiên tòa Luật sư cùng Kiểm sát viên thực hiện đối đáp để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án...Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề phối hợp giữa Luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều hạn chế nhất là với Cơ quan điều tra.

Hiện nay, trước yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc củng cố mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau, mà cịn phải xây dựng và hồn thiện các quy định pháp luật cũng như bảo đảm thực hiện các quy định đó trên thực tế về mối quan giữa Luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đảm bảo cho Luật sư tham gia vào tồn bộ q trình tố tụng nhằm phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Từ đó, nâng cao vai trị, vị trí của Luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự cũng như trong việc bảo đảm vai trò bào chữa và bảo vệ của Luật sư khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự hiện nay ở nước ta.

Chương 2

THƯC TRẠNG VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢIQUYẾT VỤ ÁN HÌNH SƯ Ở TỈNH PHÚ THO QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SƯ Ở TỈNH PHÚ THO

2.1 THƯC TRẠNG VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢIQUYẾT VỤ ÁN HÌNH SƯ Ở TỈNH PHÚ THO QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SƯ Ở TỈNH PHÚ THO

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w