Tình hình tham gia bào chữa, bảo vệ củaLuật sư trong các vụ án hình sự ở tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 38 - 41)

án hình sự ở tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây

Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ được thành lập năm 1989, lúc đầu chỉ có 7 Luật sư, đến nay Đồn Luật sư của tỉnh Phú Thọ có 42 Luật sư. Tổng số tổ chức hành nghề Luật sư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 8 văn phịng Luật sư và Cơng ty Luật [15].

Sau khi Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong những năm gần đây, các Luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ đã tham gia bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án hình sự ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Từ đó cho thấy, vai trị của Luật sư trong q trình tham gia giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh Phú Thọ đã và đang được thực hiện theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị và các quy định của pháp luật tố tụng hình sự cũng như việc phát huy hiệu quả vai trị này của Luật sư trên thực tế.

Theo số liệu thống kê của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ cho thấy; trong những năm gần đây các Luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ đã tham gia bào chữa và bảo vệ trong các vụ án hình sự ngày càng tăng, các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là Cơ quan điều tra đã chú ý hơn việc yêu cầu Đoàn Luật sư chỉ định Luật sư tham gia bào chữa cho các bị can, bị cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 tại khoản 2 Điều 57.

Bảng 2.1: Số liệu vụ án hình sự có Luật sư tham gia bào chữa,

bảo vệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2006 đến năm 2011

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số VAHS được xét xử 1009 929 1108 1206 1040 1214 Số VAHS có Luật sư tham gia 124 198 232 254 245 294

Nguồn: Báo cáo Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ và Báo cáo của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Thọ.

Thực tế đã chứng minh qua các vụ án hình sự cho thấy, đội ngũ Luật sư tỉnh Phú Thọ đã có sự phát triển về trình độ chun mơn cũng như kỹ năng tham gia bào chữa và bảo vệ trong các vụ án hình sự. Điều đó đã khẳng định vị trí, vai trị của Luật sư khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự và được các cơ quan tiến hành tố tụng thừa nhận, từ đó đem lại những kết quả nhất định mà khách hàng yêu cầu khi họ nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Do đó, niềm tin của người dân đối với hoạt động của Luật sư ngày càng được nâng cao. Ngồi ra, thơng qua hệ thống thông tin đại chúng, các phiên tịa hình sự tại Tịa án nhân dân cũng như các vụ án hình sự được xét xử lưu động có sự tham gia của Luật sư, người dân thấy được vai trò của Luật sư trong các vụ án đó nên khách hàng đã chủ động tìm đến các tổ chức hành nghề Luật sư trên địa bàn yêu cầu Luật sư bào chữa hay bảo vệ ngày càng tăng. Điều đó cho thấy nhận thức của người dân tỉnh Phú Thọ đã nhận thức được vị trí, vai trị của Luật sư khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Tuy nhiên, vai trị của Luật sư trong các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng cịn nhiều hạn chế: số vụ án hình sự có Luật sư tham gia cịn chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 20 %) so với các vụ án được xét xử (có thể thấy qua bảng thống kê trên); nhiều vụ án hình sự việc có Luật sư tham gia chỉ mang tính hình thức, nhất là đối với những vụ án hình sự mà bắt buộc phải có Luật

sư tham gia theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003hay việc các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và quyền được bảo vệ của các đương sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nên hạn chế để Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhất là ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Chẳng hạn như, việc các cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào điểm b,c khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, do vậy họ chỉ yêu cầu bố, mẹ hoặc thân nhân của người chưa thành niên phạm tội và người có nhược điểm về tâm thần, thể chất. Tuy nhiên, những người này khơng có trình độ, hiểu biết về pháp luật để bào chữa cho người thân của họ nên việc họ có mặt trong q trình điều tra hay tại phiên tịa chỉ là hình thức hoặc nhằm hợp lý hóa về mặt thủ tục tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, số vụ án mà Luật sư tham gia theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cịn hạn chế so với những vụ án đã được Tòa án xét xử.

Mặc dù, thực tế số lượng vụ án hình sự có Luật sư tham gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tăng cả về số lượng và chất lượng kể từ khi Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Luật sư năm 2006 được ban hành, nhất là những vụ án bắt buộc phải có người bào chữa tham gia theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã được các cơ quan tiến hành tố tụng chú ý và đảm bảo cho Luật sư tham gia theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng so với các vụ án đã được các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết trong những năm qua thì số vụ án hình sự có Luật sư tham gia vẫn còn khiêm tốn, còn nhiều vướng mắc và hạn chế nên hiệu quả bào chữa và bảo vệ cho khách hàng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về việc bảo đảm

quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và quyền được bảo vệ của các đương sự trong vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở tỉnh phú thọ (Trang 38 - 41)